Khám phá sự phát triển trong 12 tuần đầu đời của thai nhi

12 tuần đầu là hành trình hình thành, lớn lên với rất nhiều thay đổi kỳ diệu của thai nhi.

Mang thai là hành trình kỳ diệu trong cuộc đời người phụ nữ nhất là những bà mẹ mang thai lần đầu tiên. Họ băn khoăn không biết em bé đang phát triển như thế nào trong bụng mình? Mời các mẹ cùng tìm hiểu những đổi thay lớn lao và thú vị của thai nhi trong 12 tuần đầu đời.

Tuần 1 và 2: Chuẩn bị sẵn sàng

Đây là giai đoạn chuẩn bị cho việc thụ thai. Nhiều người thắc mắc bởi khi nghe bác sĩ nói mình đã mang thai được 4 tuần, trong khi vừa mới thụ thai thực sự được 2 tuần. Nghe ra thì có vẻ lạ bởi lúc này thai nhi đã được hình thành đâu mà đã tính vào tuổi của thai nhi Tuy nhiên, đây là cách tính của các bác sĩ. Họ cũng như bạn, hầu như không thể biết chính xác là bà mẹ mang thai vào ngày nào. Nên họ lấy ngày diễn ra kỳ kinh cuối trước khi thụ thai làm mốc tính tuổi thai nhi. Vậy là, tuần 1 và tuần thứ 2 chỉ là giai đoạn chuẩn bị cho việc thụ thai thôi nhé.

 Tuần 1 và tuần thứ 2 là giai đoạn chuẩn bị cho việc thụ thai.

Tuần 1 và tuần thứ 2 là giai đoạn chuẩn bị cho việc thụ thai.

Tuần 3: Thụ thai

Sau khi quan hệ tình dục các tinh trùng sẽ gặp trứng ở trong lòng ống dẫn trứng của người mẹ, tạo thành một hợp tử. Nếu có hai hoặc nhiều trứng rụng cùng thời điểm, bạn có thể mang song thai hoặc đa thai

Hợp tử này có có 46 nhiễm sắc thể 23 của mẹ và 23 của bố. Ngay từ giây phút này, các nhiễm sắc thể đã giúp xác định giới tính của bé, màu tóc màu mắt của bé.

Ngay sau khi thụ tinh hợp tử đi xuống ống dẫn trứng về phía tử cung   Đồng thời, nó sẽ bắt đầu phân chia nhanh chóng để tạo thành một cụm tế bào giống như hình mâm xôi. Các nhóm bên trong của tế bào sẽ trở thành phôi thai. Các nhóm bên ngoài của tế bào sẽ trở thành lớp màng nuôi dưỡng và bảo vệ nó.

Tuần 4: Bám chắc vào tử cung của mẹ

Khi hợp tử (bây giờ được gọi là túi phôi) đến tử cung của bạn, nó sẽ bám chặt vào thành tử cung. Nhau thai lúc này cũng bắt đầu hình thành.

Khoảng từ tuần thứ 4 trở đi, bạn sẽ có cảm giác nghén rồi đấy.

Tuần 5: Thời kỳ phôi thai

Tuần thứ năm của thai kỳ hoặc tuần thứ ba sau khi thụ thai đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ phôi thai. Đây là khi não của bé cột sống tim và các cơ quan khác bắt đầu hình thành. Phôi bây giờ chia làm ba lớp. 

Đến cuối tuần thứ 5 này, em bé của bạn có độ dài khoảng 1,5-3 mm, tương đương với kích thước của chiếc đầu bút bi.

 Tuần thứ năm của thai kỳ, hoặc tuần thứ ba sau khi thụ thai, đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ phôi thai.

Tuần thứ năm của thai kỳ, hoặc tuần thứ ba sau khi thụ thai, đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ phôi thai.

Tuần 6: Tuần phát triển ống thần kinh

Thai nhi phát triển rất nhanh trong tuần thứ 6 này. Bé có thể dài 4 – 6mm. Các ống thần kinh dọc theo lưng của em bé sẽ hình thành và kín lại để tim bé bắt đầu hoạt động bơm máu.

Cơ thể bé bắt đầu uốn cong theo hình chữ C. Hai bên có thể có những “chồi” nhú ra, sau này sẽ phát triển thành tay và chân bé.

Tuần 7: Khuôn mặt phát triển

Bảy tuần mang thai của bạn, hoặc năm tuần sau khi thụ thai, não của bé và khuôn mặt đang nhanh chóng phát triển. Bé có lỗ mũi và con ngươi mắt cũng bắt đầu hình thành.

Các “chồi” nhú ra ở tuần trước thì tuần này đã có dạng mái chèo. Bé lớn nhanh chóng với độ dài 7-9 mm, tương đương với một đầu tẩy của chiếc bút chì.

Tuần 8: Thai nhi hoàn thiện

Lúc này, em bé của bạn đã có bàn tay và bàn chân chia rõ ngón. Các bộ phận khác như: tai núm vú mắt, môi và mũi của bé đã hình thành. Cơ thể bé bắt đầu duỗi thẳng ra. Bé đã có những di chuyển đầu tiên trong tuần thứ 8 này mà bạn không thể cảm nhận được. Cuối tuần thứ 8, bé có độ dài 11-14 mm.

Tuần 9: Hệ xương phát triển

Trong tuần này, bé chủ yếu phát triển hệ xương. Ngón chân bắt đầu hình thành rõ rệt, mí mắt của bé và tai tiếp tục phát triển. Bé dài ra nhanh chóng, khoảng 18-22 mm.

Tuần 10: Xương cổ phát triển

Cổ của bé bắt đầu phát triển. Các mí mất của bé đều bắt đầu đóng lại để bảo vệ đôi mắt của bé.

Trong tuần thứ 10 này, bộ phận sinh dục của bé cũng đã phát triển, nhưng còn quá sớm để xác định giới tính của bé thông qua siêu âm.

 Trong tuần thứ 10 này, bộ phận sinh dục của bé cũng đã phát triển, nhưng còn quá sớm để xác định giới tính của bé thông qua siêu âm.

Trong tuần thứ 10 này, bộ phận sinh dục của bé cũng đã phát triển, nhưng còn quá sớm để xác định giới tính của bé thông qua siêu âm.

Tuần 11: Bộ phận sinh dục đã rõ

Vào đầu tuần 11 của thai kỳ, hoặc tuần thứ chín sau khi thụ thai, đầu của thai nhi vẫn chiếm khoảng 1 nửa chiều dài của cơ thể. Em bé bây giờ chính thức được gọi là một thai nhi.

Trong tuần này, mắt bé đã tách rõ 2 mí trên và dưới. Hồng cầu đang hình thành trong gan của bé. Cuối tuần  thứ 11, cơ quan sinh dục ngoài của bé có thể nhìn rõ. Bé có đội dài 50 mm từ đỉnh đầu đến mông và nặng gần 8 gram.

Tuần 12: Móng tay xuất hiện

Mười hai tuần mang thai của bạn, hoặc 10 tuần sau khi thụ thai, em bé của bạn đã có móng tay Bé đã trở thành một con người với đầy đủ các cơ quan, bộ phận. Bé dài khoảng 61 mm từ đỉnh đầu đến mông và nặng khoảng 14gram

Trong 12 tuần đầu tiên này, bé phát triển nhanh chóng và hoàn thiện các cơ quan quan trọng của cơ thể. Các bà mẹ cần lưu ý giữ gìn sức khỏeăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cho bé sức khỏe tốt nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật