5 biểu hiện trong kỳ đèn đỏ báo trước bệnh UNG THƯ PHỤ KHOA, chị em phát hiện sớm may giữ được mạng

Kinh nguyệt là tín hiệu về tình trạng sức khỏe chính xác nhất của phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chị em lại không biết "giải mã" những hiện tượng lạ trong kỳ kinh của mình để biết cơ thể có bị bệnh hay không. Khi nào thì vấn đề trở nên thực sự nghiêm trọng? Các mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều này nhé!

Máu kinh ra nhiều

Thế nào là máu kinh ra nhiều? Ví dụ, bạn phải thay băng vệ sinh liên tục vì lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn tăng lên, làm tràn băng vệ sinh (tampon, cốc nguyệt san) hoặc bạn cần "lớp bảo vệ gấp đôi" bình thường, thì đó là dấu hiệu không ổn chút nào.

Tuy nhiên, nếu bạn trong độ tuổi thiếu niên hoặc tuổi tiền mãn kinh mà lượng máu kinh thay đổi thất thường thì cũng chưa cần quá lo lắng vì có thể nó sẽ ổn định sau một thời gian.

Kinh nguyệt ra nhiều có thể cảnh báo bạn bị u xơ tử cung

Kinh nguyệt ra nhiều có thể cảnh báo bạn bị u xơ tử cung

Tuy nhiên, trong bất kì trường hợp nào nếu bị ra máu nhiều và thường xuyên, bạn cần đi khám để được kiểm tra bụng xem có u xơ hay không. Nếu bạn không có u xơ, bác sĩ phụ khoa có thể kê cho bạn thuốc viên để xử lý tình trạng ra máu nhiều mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt.

Máu kinh có màu lạ

Máu kinh nguyệt bình thường mầu đỏ thẫm, loãng, hơi dính, có thể có cục nhỏ dính mầu trắng (phụ nữ đã sinh con có thể ra những cục máu nhỏ); mùi kinh hơi tanh như mùi máu.

Hiện tượng bất thường phổ biến nhất là máu kinh có màu xám đen, vón cục. Đây là dấu hiệu báo động nguy hiểm. Chị em cần đi khám bác sĩ ngay vì bạn có thể đã bị viêm âm đạo u xơ cổ tử cung

Ra máu không đều

Ra máu không đều tức là luôn có khác biệt trong lượng máu chảy ra vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt Chị em cũng cần lưu ý đặc biệt đến dấu hiệu này. Nếu bạn có chu kỳ kinh không đều hoặc bị ra máu giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục thì nhất thiết cần đi kiểm tra sức khỏe

Máu kinh ra không đều chứng tỏ bạn đang bị rối loạn hormone

Máu kinh ra không đều chứng tỏ bạn đang bị rối loạn hormone

Một trong những nguy cơ phổ biến gây nên hiện tượng này là polyp (sự tăng trưởng quá mức của thành tử cung nhưng lành tính và có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật) nhiễm trùng mất cân bằng hormoneung thư (rất hiếm gặp)...

Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, bác sĩ có thể thử kê đơn thuốchormone progesterone dùng trong hai chu kỳ kinh nguyệt để giúp bạn điều hòa nội tiết hơn.

Nguyệt san biến mất

Hiện tượng này được xác định khi khi đã quá 35 ngày của kì kinh trước mà kì kinh tiếp theo của bạn vẫn chưa tới. Ngoài việc mang thai (thường xuyên kiểm tra nhé), nguyên nhân chính là một chứng bệnh có tên "đa nang buồng trứng – xảy ra khi buồng trứng của bạn không sản sinh ra trứng đều đặn, do đó chu kỳ kinh nguyệt biến mất.

Những nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này bao gồm tăng/giảm cân, luyện tập và stress quá mức

Đau bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt

Triệu chứng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt là bình thường nhưng nếu đau nặng và kéo dài khiến bạn cảm thấy không thể chịu nổi và nằm liệt giường, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh như lạc nội mạc tử cung u xơ tử cung cấu trúc tử cung bất thường, hoặc do sẹo mô sau phẫu thuật.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật