Bảo vệ võng mạc, ngăn ngừa mù lòa do bệnh tiểu đường

90% người bị tiểu đường sẽ có biến chứng võng mạc, dễ dẫn đến mù lòa sau 10-15 năm mắc bệnh là thống kê mới nhất Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ. Dù vậy, nhiều bệnh nhân tiểu đường vẫn thờ ơ với biến chứng mắt này khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Theo nhận định của Trung tâm xử lý thông tin bệnh tiểu đường quốc gia Mỹ (NDIC) và Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), người bị tiểu đường (cả type 1 và type 2) có nguy cơ mù lòa cao gấp 25 lần so với người bình thường bởi các biến chứng tại mắt, thường gặp nhất là biến chứng tại võng mạc hay bệnh võng mạc tiểu đường

Hơn nữa, biến chứng võng mạc càng diễn tiến nhanh và nghiêm trọng ở những người bệnh sau tuổi 40. Viện mắt Mỹ (NEI) ước tính, cứ 12 người bị tiểu đường từ độ tuổi 40 thì có 1 người gặp biến chứng võng mạc, đe dọa mù lòa.

Tại sao bệnh tiểu đường gây biến chứng lên mắt?

Ở người bệnh tiểu đường tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài không những làm tổn thương các mạch máu lớn (nuôi tim não...), mà còn tàn phá cả các mạch máu nhỏ, đặc biệt là hệ thống mao mạch trên võng mạc, gây ra 4 thương tổn võng mạc điển hình dễ dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa:

- Xuất tiết, xuất huyết võng mạc: Dưới tác động của đường huyết thành mao mạch yếu đi, giãn ra và phình lên làm tăng tính thấm khiến dịch và máu rò rỉ ra ngoài tạo thành các đốm xuất tiết, xuất huyết nhỏ. Nặng hơn còn phá vỡ mao mạch, khiến máu chảy ra nhiều tạo thành các mảng xuất huyết.

Lúc này người bệnh chưa thấy triệu chứng rõ rệt, nhưng các thương tổn này có thể làm suy giảm thị lực bởi dịch tiết và máu bị ứ đọng sẽ phá vỡ vai trò hàng rào, nằm giữa mạch máu và võng mạc, cho phép các chất dinh dưỡng từ máu đi qua một cách ổn định để nuôi dưỡng tế bào thị giác của lớp tế bào RPE, làm phù nề võng mạc, cản trở quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng oxy… khiến các tế bào thị giác chết đi.

- Đục dịch kính: Xảy ra là do đường máu làm dày màng nền mao mạch, gia tăng bất thường các tế bào nội mô… gây tắc mao mạch, làm giảm oxy nuôi dưỡng võng mạc. Khi đó, RPE sẽ tiết ra các yếu tố kích thích tăng sinh mạch máu mới (tân mạch). Các tân mạch thường mọc không đúng vị trí, lan cả vào dịch kính, hơn nữa thành mạch rất mỏng, không chịu được áp lực máu nên dễ vỡ, gây xuất huyết làm đục dịch kính, ảnh hưởng đến thị lực.

- Bong võng mạc: Các tân mạch sau khi vỡ ra sẽ lành lại hình thành các mảng sẹo ở võng mạc, quá trình liền sẹo sẽ gây co kéo, tách lớp RPE khỏi hệ thống mao mạch, gây bong võng mạc… khiến người bệnh mất cảm nhận màu sắc, hình ảnh thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.

- Phù hoàng điểm: Là tổn thương võng mạc nghiêm trọng nhất, gây mất thị lực nhanh chóng và có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể từ khi có tình trạng xuất tiết xuất huyết do rò rỉ, vỡ mao mạch hay tân mạch. Điều này là do lượng dịch và máu ứ đọng ngày càng nhiều nhưng chức năng bơm nước thừa, các chất cặn bã từ võng mạc ra ngoài của RPE hoạt động kém khiến võng mạc, đặc biệt trung tâm của võng mạc - hoàng điểm - nơi tập trung nhiều tế bào thị giác nhất, bị phù nề. Hiệp hội nhãn khoa Mỹ (AAO) cho biết, có 11% người tiểu đường bị phù hoàng điểm.

Bảo vệ võng mạc và RPE để mắt sáng khỏe, tinh anh

Các nghiên cứu về giải phẫu mắt ở cấp độ sinh học phân tử đã khẳng định lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE có vai trò vô cùng quan trọng đối với cấu trúc võng mạc và thị lực nói chung. Nó là màng thấm giữ cân đối lượng dịch giữa võng mạc và mạch máu, ngăn cản những thành phần có hại từ mạch máu đi qua võng mạc. Khi dịch võng mạc quá nhiều thì bơm ra ngoài, đồng thời thực bào các chất độc hại bảo vệ tế bào thị giác giúp mắt sáng khỏe.

Tuy nhiên, ở bệnh nhân tiểu đường chức năng của RPE bị tổn hại nên võng mạc và tế bào thị giác không còn được bảo vệ khiến thị lực suy giảm. Do đó, giúp RPE đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả, an toàn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để bảo vệ thị lực

Qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane giúp bảo vệ võng mạc và RPE hiệu quả nhờ gia tăng tổng hợp Thioredoxin - một protein phân tử nhỏ tập trung nhiều ở mắt giúp RPE phục hồi màng tế bào hoạt động tốt hơn đồng thời giữ vững chức năng hàng rào, hạn chế tiết ra các yếu tố kích thích tăng sinh mạch máu mới, từ đó ngăn ngừa tình trạng tổn thương võng mạc.­­

ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) nhận định, Broccophane có hoạt tính sinh học cao, an toàn, nhanh chóng được hấp thu vào cơ thể và mắt, giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin ưu việt, bảo vệ các tế bào RPE và võng mạc một cách tự nhiên, vừa phòng ngừa biến chứng võng mạc tiểu đường vừa giúp cải thiện thị lực, làm giảm các triệu chứng khó chịu do các bệnh lý mắt khác gây ra.

Theo nhiều nghiên cứu, 80% bệnh nhân tiểu đường có thể chung sống hòa bình với bệnh mà không gặp biến chứng võng mạc nếu chủ động chăm sóc, bảo vệ võng mạc từ sớm. Do đó, bên cạnh kiểm soát đường huyết ổn định huyết áp mỡ máu việc chủ động bảo vệ võng mạc với tinh chất Broccophane càng có vai trò đặc biệt, không những phòng ngừa được biến chứng, hạn chế mù lòa mà còn giúp mắt sáng khỏe, tinh anh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật