Bệnh bại liệt, sốt phát ban và những đại dịch nguy hiểm

Những căn bệnh truyền nhiễm đã gây ra khá nhiều thiệt hại trong suốt hàng thế kỷ. Chúng đã tàn sát các dân tộc, gây thương vong nhiều hơn các cuộc đại chiến thế giới và đóng vai trò quan trọng trong biểu đồ tiến trình lịch sử. Dưới đây là những đợt dịch bệnh tồi tệ nhất đã từng xảy ra trên thế giới suốt trong nhiều năm qua.

Bệnh bại liệt

Các nhà nghiên cứu khẳng định bại liệt là một trong những đại dịch ở loài người trong suốt hàng thiên niên kỷ gây tê liệt và làm tử vong hàng ngàn trẻ em Gần đây nhất vào năm 1952, ước tính chỉ riêng Mỹ đã có khoảng 58.000 trường hợp mắc bệnh bại liệt trong đó 1/3 số bệnh nhân đã bị liệt, hơn 3.000 người chết. Nguyên nhân của bệnh là do Poliovirus, ảnh hưởng đến hệ thần kinh ở người. Bệnh lây lan qua phân làm ô nhiễm thực phẩm hoặc nước uống. Chương trình tiêm vaccin ngừa bại liệt đã giúp chấm dứt căn bệnh này.

Sốt phát ban

Loại vi khuẩn cực nhỏ Rickettsia Prowazekii đã gây ra đại dịch truyền nhiễm tồi tệ nhất thế giới: dịch sốt phát ban Trong suốt cuộc chiến kéo dài 30 năm ở châu Âu (1618 - 1648), sốt phát ban và nạn đói đã khiến 10 triệu người tử vong. Sự ra đời của vaccin chống sốt phát ban trong Thế chiến II và việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu DDT khiến cho chấy rận suy giảm đã làm giảm dịch bệnh ở thế giới phát triển. Dịch bệnh hiện vẫn đang ảnh hưởng ở Nam Mỹ, châu Phi và châu Á.

AIDS

Sự xuất hiện của AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) trong thập niên 1980 đã dẫn đến một đợt dịch bệnh quy mô toàn cầu, làm chết 25 triệu người kể từ năm 1981. Các nhà khoa học tin rằng HIV đã lây nhiễm từ các loài khỉ và tinh tinh sang người vào giữa thế kỷ 20. Hiện chưa có thuốc chữa AIDS.

Dịch tả

Dịch tả do vi khuẩn đường ruột Vibrio cholerae gây nên. Khoảng 5% người bị nhiễm bệnh thường trải qua việc nôn mửa tiêu chảy và vọp bẻ - dẫn đến nhanh mất nước và sốc. Trong suốt nhiều thế kỷ, người ta ngỡ dịch tả là căn bệnh của quá khứ. Tuy nhiên, một chủng dịch tả mới đã nổi lên ở Indonesia vào năm 1961 và lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới. Dịch tả vẫn đang ám ảnh thế giới hiện đại ngày nay. Năm 1991, dịch tả đã gây bệnh cho 300.000 người, làm chết 4.000 người chỉ trong một năm.

Lao

Bệnh lao đã tàn phá các cộng đồng loài người từ rất lâu, bệnh lây lan từ người sang người qua không khí. Bắt đầu vào những năm 1600, dịch lao ở châu Âu còn được biết đến dưới cái tên “Đại dịch hạch trắng” diễn ra trong 200 năm. Năm 1944, các bác sĩ đã phát minh ra kháng sinh Streptomycin chống lại bệnh lao Và sau 5.000 năm đau khổ, cuối cùng nhân loại đã tìm ra cách chữa bệnh lao Tuy nhiên, bệnh lao vẫn đang gây nhiễm cho 8 triệu người hàng năm, làm chết 2 triệu người. 

Sốt rét

Sốt rét đã ảnh hưởng đến nhân loại trong suốt hơn 4.000 năm qua. Năm 1906, Mỹ sử dụng hơn 26.000 công nhân để xây dựng kênh đào Panama, hơn 21.000 người đã nhập viện vì sốt rét Trong cuộc nội chiến Mỹ, 1.316.000 người đã bị sốt rét, trong đó 10.000 người đã tử vong. Gần 60.000 lính Mỹ đã chết vì sốt rét ở châu Phi và Nam Thái Bình Dương trong suốt Thế chiến II. Ngày nay, dịch sốt rét vẫn đang hoành hành vùng phụ cận hoang mạc Sahara.

Cái chết đen

“Cái chết đen” - từ dùng để ám chỉ dịch hạch đã làm chết nửa dân số châu Âu vào năm 1348 cũng như nhiều vùng ở Trung Quốc và Ấn Độ. Đợt dịch hạch này lây lan từ những con bọ chét sống ký sinh trên chuột và thông qua không khí bị ô nhiễm gây nên bệnh viêm phổi Một số nhà khoa học tranh luận rằng “cái chết đen” có thể hình thành từ một loại virut tương tự như ở xuất huyết Ebola. Được gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis, căn bệnh dịch này vẫn còn là nỗi trầm kha tại những khu vực nghèo nàn và có nhiều chuột bị nhiễm bệnh. Y học hiện đại đã có hướng điều trị dễ dàng nếu bị mắc bệnh ở giai đoạn đầu, ít gây hiểm họa chết người.

Thảm họa cúm năm 1918

Cuối năm 1918, một căn bệnh mới xuất hiện, người thì gọi là cúm Tây Ban Nha, số khác gọi nó là đại dịch cúm hay cúm năm 1918. Thảm họa cúm này đã làm thiệt mạng 20 triệu người chỉ trong vòng vài tháng. Ước tính số người chết vì bệnh cúm trên toàn cầu nằm trong khoảng 50 - 100 triệu trường hợp. Thảm họa cúm năm 1918 không phải là dạng cúm thông thường mà là một chủng vi khuẩn cúm mới: cúm gia cầm H1N1. Các nhà khoa học cho rằng, căn bệnh lây lan từ chim chóc sang người ở vùng Trung Tây nước Mỹ trước khi bùng phát dịch.

Bệnh đậu mùa

Khi người châu Âu đến châu Mỹ, họ mang theo nhiều loại bệnh trong đó có bệnh đậu mùa được gây ra bởi virut bệnh đậu mùa. Bất chấp sự ra đời của vaccin vào năm 1796 dịch bệnh đậu mùa vẫn tiếp tục lây lan. Thậm chí vào năm 1967, virut đậu mùa làm chết 2 triệu người và gây sợ hãi cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Cùng năm đó, Tổ chức WHO đã lên chiến dịch tiêu trừ bệnh đậu mùa. Đến năm 1977, bệnh đậu mùa về cơ bản đã bị chế ngự và căn bệnh này ngày nay chỉ tồn tại trong các phòng thí nghiệm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật