Bệnh bụi phổi silic là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Bệnh bụi phổi silic là gì?

Bệnh bụi phổi silic là một bệnh nan y, do người lao động hít phải bụi có chứa silic tự do. Đây là bệnh tiến triển không hồi phục, thậm chí cả khi đã ngừng tiếp xúc với bụi. Nếu tiếp xúc với một lượng lớn bụi, có hàm lượng silic tự do trong bụi cao, trong một thời gian ngắn đã có thể phát sinh bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic do người lao động hít phải bụi có chứa silic

Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic do người lao động hít phải bụi có chứa silic

Triệu chứng của bệnh

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này đều có triệu chứng chính là:

Khó thở và ho rất nhiều.

Những người hút thuốc lá nhiều hay có tiền sử bệnh phổi ho thường hơn.

Bệnh nhân sẽ bị sốt nhẹ khạc đờm nhiều đôi khi ho ra máu, tức phần ngực và có cảm giác như ngực bị bó chặt.

Người bị bệnh bụi phổi silic có thể chết trong vòng 10 - 20 năm sau khi khởi bệnh.

Tuy nhiên bệnh nhân chết thường không do bệnh bụi phổi silic mà đa số là do biến chứng của bệnh như: Bệnh lao, viêm phổi giãn phế quản viêm phế quản viêm mủ màng phổi tràn khí màng phổi khí thủng phổi hoại tử vô khuẩn tim giãn nở tim đập nhanh suy tim tổn thương mạch vành...

Biểu hiện của bệnh như ho ra máu, khó thở

Biểu hiện của bệnh như ho ra máu, khó thở

Nguyên nhân gây bệnh bệnh bụi phổi silic

Bệnh bụi phổi - silic tiếp xúc với bụi silic qua đường hô hấp năm này qua năm khác, có thể bị bệnh từ mức độ nhẹ đến mất khả năng lao động và chết.

Bệnh bụi phổi - silic là kết quả của quá trình xơ hóa phổi. Thể loại và mức độ bệnh phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với bụi: có thể mãn tính hoặc cấp tính. Diễn tiến bệnh bụi phổi - silic thường âm thầm, từ từ và kéo dài nhiều năm, không thể hồi phục được. 

Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic còn có mối liên quan chặt chẽ với nồng độ bụi hô hấp hàm lượng silic tự do chứa trong bụi hô hấp và tình trạng sử dụng phương tiện bảo hộ lao động và thời gian phơi nhiễm.

Nơi không có phương tiện bảo hộ lao động tập thể nguy cơ cao gấp 1,98 lần nơi có phương tiện bảo hộ lao động tập thể. Người lao động không thường xuyên sử dụng khẩu trang có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic cao 2,47 lần người lao động thường xuyên sử dụng khẩu trang.

Điều trị bệnh bệnh bụi phổi silic

1. Biện pháp kỹ thuật:

- Tránh sản xuất trong điều kiền bụi silic bằng cách thay thế.

- Tránh bụi bay tung lên bằng cách thực hiện sản xuất trong chu trình kín hoặc có hệ thống thống hút gió tại chỗ.

- Cơ giới hoá sản xuất, tránh lao động gắng sức cao, hô hấp tăng làm cho bụi tăng cừờng xâm nhập phổi.

- Chú ý tổ chức hệ thống không khí, thoáng gió, che đậy các máy móc phát sinh bụi.

- Nổ mìn vào cuối ca lao động.

Đeo kaaur trang, dùng mặt nạ lọc bụi hạn chế bệnh bụi phổi silic

Đeo kaaur trang, dùng mặt nạ lọc bụi hạn chế bệnh bụi phổi silic

2. Biện pháp cá nhân:

- Đeo các khẩu trang ngăn bụi. Phần lớn các loại khẩu trang đang sử dụng không có hiệu quả lọc bụi hô hấp.

- Có thể dùng mặt nạ lọc bụi, nh­ng phải nhẹ, thở hít dễ dàng, tránh cọ xát, vật liệu làm mặt nạ không gây kích thích da, không gây dị ứng.

Các loại hạt bụi d­ới l micromet khó ngăn lại ở các màng lọc.

Nói chung, khi lao động nặng nhọc về mùa hè ở xứ nóng, việc đeo mặt nạ sẽ rất khó chịu, ảnh h­ởng tới lao động.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật