Bệnh gai cột sống là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và phòng ngừa gai cột sống

Bệnh gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống chính là bệnh thoái hoá các khớp. Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hoá nhanh.

Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống

Có hai dạng gai cột sống là lưng, và cổ

Có hai dạng gai cột sống là lưng, và cổ

Một số biểu hiện của gai cột sống

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì một cách rõ ràng Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh (tức là quá trình vận động) thì bệnh nhân mới thấy đau và triệu chứng thường gặp là đau vai đau thắt lưng tay bị tê

- Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Vị trí đau tương ứng với phần cột sống liên quan.

- Cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan.

- Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.

- Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.

- Cơ bắp yếu đi (đặc biệt là ở tay và chân).

- Mất cân bằng.

- Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện (tình huống nguy cấp).

Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

- Do viêm khớp cột sống mãn tính

- Chấn thương sau tai nạn

- Lắng động canxi trên dây chằng

- Già hóa của diễn tiến đĩa sụn, xương thường gặp ở người cao tuổi

- Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, dinh dưỡng nghèo nàn, tư thế sinh hoạt và lao động không đúng làm thoái hóa xương khớp và dẫn tới gai nhanh.

Phòng bệnh gai cột sống bằng các bài tập thể dục, giảm cân nếu cần thiết

Phòng bệnh gai cột sống bằng các bài tập thể dục, giảm cân nếu cần thiết

Các biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống:

- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là các chất giàu canxi

- giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.

- tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.

- Bệnh nhân gai cột sống cần kiêng, tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.

- Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ.

- Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật