Bệnh sa van hai lá - phương pháp điều trị sa van hai lá

Sự rò rỉ máu qua van tim xảy ra nghiêm trọng hơn do van hai lá bị tổn thương khiến máu trào ngược đáng kể vào buồng tim phía trên bên trái khi buồng dưới co lại đẩy máu ra các cơ quan. Do đó, bệnh sa van hai lá còn là nguyên nhân phổ biến nhất gây trào ngược, hay còn gọi là hở van hai lá.

Nguyên nhân sa van hai lá

Hầu hết các trường hợp sa van hai lá vẫn chưa biết rõ được nguyên nhân Tuy nhiên một số ít trường hợp được cho là có thể liên quan đến những bệnh như thấp tim (biến chứng nghiêm trọng hiếm gặp của viêm họng) hoặc do di truyền bất thường trong sản xuất collagen của cơ thể (bệnh mô liên kết) bệnh van tim bẩm sinh...

Sa van dễ gây hở van hai lá

Sa van dễ gây hở van hai lá

Các chuyên gia y tế ước tính rằng tình trạng sa van hai lá hiện nay gây ảnh hưởng đến 5% người dân Mỹ, phổ biến nhất là ở phụ nữ từ 14 đến 30 tuổi, trong đó, một số bằng chứng cho thấy sa van hai lá có tính di truyền.

Sa van hai lá dễ tiến triển thành hở van hai lá

Hầu hết, những người bị sa van hai lá không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và họ cũng không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào do sa van hai lá gây nên, chủ yếu phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe Triệu chứng nếu có trong sa van hai lá bao gồm: đau ngực đánh trống ngựcchóng mặt

Căn bệnh này nếu không được phát hiện và có phác đồ điều trị sớm, tình trạng máu phụt ngược vào trong nhĩ trái trong mỗi nhát bóp của tim khi diễn ra thường xuyên sẽ dẫn tới hở van hai lá. Hở van hai lá trung bình và nặng sau nhiều năm khiến cơ tim ngày càng yếu đi, xuất hiện các triệu chứng suy tim sung huyết như mệt mỏi khó thở phù chân

Bệnh sa van hai lá làm người bệnh thấy khó thở

Bệnh sa van hai lá làm người bệnh thấy khó thở

Điều trị sa van hai lá

Nếu bạn bị căn bệnh ở van tim này nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, một số thận trọng vẫn được khuyến cáo với bệnh nhân sa van hai lá khi thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp nha khoa.

Trước đây kháng sinh được chỉ định cho người bệnh sa van hai lá trước khi làm phẫu thuật hoặc can thiệp nha khoa để phòng nhiễm khuẩn nội tâm mạc.

Một số người có bị bệnh với biểu hiện đau thắt ngực hoặc đánh trống ngực dùng thuốc chẹn beta (propranodol, metoprolol hoặc atenolol) để điều trị triệu chứng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật