Bệnh suy tim, tiểu đường ở tuổi dậy thì muộn do đâu?

Để tầm soát DTM, cần thực hiện:

Tầm soát dậy thì muộn

Hậu quả của hội chứng Klinefelter là nam giới sẽ bị vô sinh và giảm ham muốn tình dục Bệnh này không chữa trị được, nhưng có thể giúp cho bệnh nhân trông nam tính hơn nhờ bổ sung nội tiết tố. Nếu có tinh trùng có thể sinh con nhờ thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, cần xem xét khả năng tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể bất thường về số lượng.

Phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn: nên thực hiện khi trẻ dưới hai tuổi. Theo các thống kê, nếu chúng ta thực hiện phẫu thuật thời điểm này thì không ảnh hưởng đến hiện tượng sinh tinh và tổng hợp nội tiết.

Điều trị tích cực các bệnh lý mãn tính: suy tim, tiểu đường, suy giáp…

- Tổn thương hệ thống trục hạ đồi tuyến yên: có thể sử dụng nội tiết tố thay thế.

Người xưa cho rằng, nữ dậy thì năm 13 tuổi còn trai năm 16 tuổi ( nữ thập tam nam thập lục), nhưng theo BS Mai Bá Tiến Dũng - BV Bình Dân TP.HCM, 95% trẻ em trai dậy thì vào thời điểm 14 tuổi. Bé trai thường thiệt thòi hơn bé gái vì các em ngại tâm sự với mẹ về cơ thể mình. Nếu cha bé công tác xa hoặc lắm công nhiều việc thì càng mất cơ hội phát hiện DTM. Vì vậy, nếu sau 14 tuổi mà chưa có các dấu hiệu dậy thì, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám và điều trị. BS Mai Bá Tiến Dũng cho biết: Chiến lược điều trị phụ thuộc vào chẩn đoán nguyên nhân DTM.

Giúp con

DTM mà không điều trị, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất. Hệ thống nội tiết không kích hoạt quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam, khiến dương vật nhỏ tinh hoàn teo - ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, dẫn đến vô sinh nam cũng như tổng hợp testosterone của tinh hoàn. Khi bị DTM, trẻ thường tách ra khỏi tập thể, các rối loạn tâm lý xuất hiện, trẻ trở nên trầm cảm không giao tiếp.

Bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Klinefelter) cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý. Bé trai thừa một nhiễm sắc thể giới tính X (XXY thay vì XY). Đây là rối loạn nhiễm sắc thể giới tính thường gặp nhất, với tỷ lệ khoảng 1/500. Bệnh này khó phát hiện sớm vì đến tuổi dậy thì bé trai mới có những dấu hiệu bất thường, có người tới tận khi lập gia đình và bị vô sinh, đi chữa trị mới biết. Người bị bệnh này có hệ mao thưa thớt, giọng nói không trầm, vòng 1 phát triển; dương vật, tinh hoàn nhỏ hơn so với bình thường; người cao, ốm, tay chân dài.

Nội tiết tố nam testosterone giúp bé trai “nhổ giò” cao vọt lên, đồng thời vỡ tiếng, giọng nói không còn trong trẻo kiểu trẻ con mà trở nên ồm ồm. Cơ quan sinh dục lúc này sẽ “phóng to” cùng với sự phát triển của hệ mao. Thời điểm mới dậy thì, bộ phận sinh dục của cậu bé thường xuyên “vươn vai” đứng dậy với đủ mọi lý do: khi sợ hãi, khi thức dậy vào buổi sáng, khi thấy người đẹp… Đặc biệt, sẽ có hiện tượng phóng tinh lần đầu. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều nguyên nhân ngăn cản quá trình dậy thì suôn sẻ như: do yếu tố di truyền suy dinh dưỡng suy tim bệnh thận suyễn suy giáp suy tuyến sinh dục nguyên phát và thứ phát, bất thường về vị trí tinh hoàn...

Đến hẹn không gặp

Khám tiền sản: rất quan trọng để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể và cơ quan sinh dục của thai nhi

- Khi trẻ sinh ra: cần sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế nhằm đánh giá những bất thường của cơ quan sinh dục ở bé trai: tinh hoàn ẩn niệu đạo đóng thấp…

- Quá trình trẻ phát triển: cha mẹ trẻ cần quan tâm đến việc phát triển thể chất của trẻ, những biến đổi về tâm sinh lý của trẻ để cung cấp cho chuyên gia y tế những bằng chứng về quá trình phát triển của trẻ.

- Nếu sau 14 tuổi, bé trai vẫn chưa có những đặc điểm sinh dục thứ phát, cần xem là “DTM” và đưa trẻ đi khám.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật