Bệnh tự miễn và những cách điều trị dứt điểm căn bệnh

Tôi đi kiểm tra sức khỏe thì phát hiện ra mình mắc bệnh tự miễn dịch. Xin hỏi bệnh này thế nào và điều trị ra sao?

Trong cơ thể mỗi người đều có một hệ thống miễn dịch với chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật. Tuy nhiên, ở một số người, vì nhiều lý do khác nhau, hệ thống miễn dịch bị rối loạn hoạt động chức năng và mất khả năng phân biệt lạ - quen, quay ra tấn công lại chính các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh lý tự miễn dịch (TMD).

Hiện nay các bệnh TMD đều không thể điều trị khỏi, mục tiêu chính của việc điều trị là nhằm giảm bớt triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Việc lựa chọn thuốc sử dụng trong điều trị các bệnh này phải căn cứ vào loại bệnh và các biểu hiện lâm sàng của bệnh, 2 nhóm thuốc chính được dùng là thuốc chống viêmthuốc ức chế miễn dịch. Các thuốc có tác dụng chống viêm như diclofenac indomethacine aspirin ibuprofen và nhóm glucocorticoid có tác dụng giảm triệu chứng của hầu hết các bệnh TMD.   Các thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch như cyclophosphamide, cyclosporin A, mycophenolate mofetil, etanercept… có hiệu quả tốt với một số bệnh TMD như lupus ban đỏ hệ thống viêm đa khớp dạng thấp, viêm gan tự miễn… nhưng do có độc tính và giá thành tương đối cao nên chỉ được sử dụng trong những trường hợp không đáp ứng với các thuốc chống viêm kể trên. Trong các trường hợp có tổn thương dẫn đến rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan nội tạng việc điều trị hỗ trợ để giảm triệu chứng cũng hết sức cần thiết, như việc bổ sung insulin trong tiểu đường týp 1, bổ sung hormon tuyến giáp trong viêm tuyến giáp tự miễn…

Gần đây, một số hướng đi mới nhằm điều trị triệt để các bệnh TMD đã được đưa vào nghiên cứu và thu được những kết quả khả quan. Phương pháp điều trị bằng ghép tủy xương hoặc ghép tế bào gốc nhằm tái tạo lại hệ miễn dịch đã được áp dụng thành công với một số bệnh TMD như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, xơ cứng rải rác viêm đa khớp dạng thấp Phương pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu đối với bệnh TMD đã được thử nghiệm thành công ở động vật thí nghiệm nhưng chưa được nghiên cứu trên cơ thể người.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật