Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và thuốc điều trị bệnh

Viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh thấp khớp mạn tính tự miễn và bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp. 

Đặc trưng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là các tổn thương ở khớp dẫn đến viêm màng hoạt dịch phá hủy sụn, bào mòn xương dưới sụn từ đó gây hủy hoại khớp không hồi phục và mất dần chức năng vận động.

 Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh tự miễn

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh tự miễn

Triệu chứng thường gặp 

Viêm đa khớp dạng thấp có nhiều nhóm triệu chứng đa dạng bao gồm các triệu chứng của viêm khớp các triệu chứng toàn thân và các triệu chứng ở các cơ quan khác.

Triệu chứng của viêm khớp: Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng khi mới ngủ dậy; sưng khớp có thể tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên đau khớp; nóng da, đỏ da ở vùng da quanh khớp bị viêm.

Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi trì trệ, suy nhược cơ thế; chán ăn sụt cân; đau nhức mỏi toàn thân.

Triệu chứng ở các cơ quan khác: Người bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng khàn giọng Ngoài ra, người bệnh có thể bị viêm màng ngoài tim đau hoặc nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân nào gây viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều tác nhân gây bệnh.

Bệnh có thể khởi phát do viêm nhiễm, khi hệ thống miễn dịch tấn công các hoạt dịch, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm và phá hủy sụn , xương trong khớp; gây giãn dây chằng giữ các khớp với nhau làm cho khớp biến dạng và mất tính liên kết.

Yếu tố di truyền cũng được nhắc tới nhiều trong viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh có tính chất gia đình

Ngoài ra, bệnh còn do yếu tố cơ địa phụ nữ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới.

Bệnh do yếu tố di truyền và cơ địa gây ra

Bệnh do yếu tố di truyền và cơ địa gây ra

Điều trị viêm đa khớp dạng thấp

Giai đoạn 1: bệnh nhẹ, số khớp viêm ít, khả năng vận động gần như bình thường. Các thuốc hay dùng thường là aspirin Chloroquine...

Giai đoạn 2: nhiều khớp bị viêm và vận động bị hạn chế thuốc thường dùng giống như thuốc ở giai đoạn 1 nhưng bổ sung thêm các loại thuốc chống viêm nonsteroid, thuốc chứa corticoid liều trung bình.

Giai đoạn 3: bệnh nặng, ít hoặc mất hẳn khả năng vận động. Thuốc dùng trong giai đoạn này thường là corticoid liều cao, thuốc D-Penicilamin, Methotrexade, Cyclophosphamide...

Các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc đông dược, viên uống bổ khớp chứa Glucosamin hiện cũng được nhiều người bệnh tin dùng bởi độ an toàn cao hơn so với thuốc tân dược. Một số loại viên uống Glucosamin hàm lượng cao còn chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật