Bỏng lạnh: Căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến mất chi vì hoại tử
Chân loét vì bỏng lạnh
Bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp nhận bệnh nhân nữ 63 tuổi, người dân tộc Thái, địa chỉ Nghi Xuân, Thanh Hóa làm nông nghiệp.
Theo lời bệnh nhân ban đầu hai mu bàn chân hai bên xuất hiện những rát đỏ, hình mạng lười mu bàn chân hai bên, kèm theo tê bì nhẹ, 3 ngày sau chuyển sang tím đen, sưng nề và đau nhức, không sốt.
Bệnh nhân đã đi khám tại viện tim mạch vì nghi ngờ tắc mạch chi dưới nhưng bệnh viện tim mạch chuyển sang khoa da liễu Bệnh viện Bạch Mai.
Sau đó, bệnh nhân lại chuyển sang bệnh viện Da liễu Quốc gia. Sau khi khám bác sĩ chẩn đoán ban đầu là viêm cơ cấp tính hoại tử hai chi dưới.
Tiền sử của bệnh nhân là cao huyết áp uống rượu nhai trầu. Cách đây 1 năm cũng vào khoảng thời gian này, bệnh nhân từng bị nổi rát đỏ và tê bì nhưng sau đó bệnh tự khỏi.
Khi vào bệnh viện khám, các bác sĩ đã phát hiện vết loét hoại tử dưới hạn rõ tiết dịch hôi ở mu hai bàn chân hai bên. Da lòng bàn chân đen, các đầu ngón chi thâm tìm, hoại tử khô và có dát đỏ rải rác ở cẳng chân, đùi, cẳng tay, mu tay.
Hai bàn chân bị bỏng lạnh
Bác sĩ cho biết thời điểm bệnh nhân bị bệnh là cuối tháng 12, lúc đó thời tiết rất lạnh. Bệnh nhân lại ở miền núi, làm nông và hay để chân trần, cùng thời điểm này năm ngoái. Bệnh nhân cũng đã bị một lần tuy ở mức độ nhẹ hơn.
Bác sĩ thấy có hoại tử khô đầu chi, tiêu hủy xương trông khi đó phía trên lại phù nề Cuối cùng trong buổi giao ban Bệnh viện, sau một hồi thảo luận các bác sĩ đã thống nhất chẩn đoán của bệnh nhân này là bệnh nhân bị bỏng lạnh do thời tiết.
Đây là một hiện tượng hay gặp ở người có tuổi và mùa lạnh như bị thâm tím tay chân.. nhưng rất ít khi gặp ở mức độ hoại tử như thế này.
Trước đó, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng đã điều trị cho cháu bé 5 tuổi bị hoại tử hai chân do cháu bé mải chơi đi chân trần khi thời tiết lạnh giá.
BS Lưu Đức Thọ, khoa Ngoại - chấn thương - bỏng bệnh viện Nhi Thanh Hóa Cháu nhập viện trong tình trạng hai bàn chân tím thẫm, sưng nề kèm theo biểu hiện sốt đau nhức.
Gia đình cho biết do nhà nghèo, không có điều kiện mua giầy tất cho cháu đi mùa đông nên vào đợt rét đậm kéo dài hồi đầu năm, cháu thường để chân trần đi chơi và đến trường như bao đứa trẻ vùng cao khác.
Tối về, thấy bàn chân con quá lạnh, theo thói quen, người thân liền cho cháu Cói ngâm hai bàn chân vào chậu nước ấm (khoảng 40 độ C) ngay. Liền sau đó, hai bàn chân cháu có hiện tượng tím dần, xuất hiện phỏng nước và đau tăng dần.
Emma Quirk (Canada) gặp phải chấn thương nghiêm trọng suýt mất tay do bỏng lạnh sau khi uống rượu và ngủ quên đến 3 tiếng ngoài trời lạnh giá
Bỏng lạnh thường bị coi nhẹ
Theo bác sĩ Lê Năm – nguyên Viện trưởng Viện Bỏng Quốc gia cho biết bỏng lạnh là một dạng bỏng ít gặp vì thế mà có rất nhiều người chưa biết về loại bỏng này.
Bỏng lạnh như tên gọi là loại bỏng do nhiệt độ lạnh gây ra. Bỏng lạnh thường gặp hơn ở vùng núi cao giá rét, hay những người làm việc trong các phòng lạnh.
Như vậy gia đình anh đang sống trong môi trường rét lạnh nên sẽ có nguy cơ bị bỏng lạnh vì vậy anh nên nhắc nhở gia đình mặc thật ấm khi đi ra ngoài trời tránh không được chủ quan.
Bình thường, người ta không để ý vì bỏng lạnh ở cấp độ nhẹ hầu như nhiều người gặp ví dụ chạm vào đá, nước lạnh, ngăn đá tủ lạnh với triệu chứng ngứa và đau, vùng da bị tổn thương có thể chuyển màu đỏ hoặc vàng và mất cảm giác tạm thời.
Đây là cấp độ nhẹ nhất nên gần như không có nguy hiểm có người bỏng và mức độ phục hổi rất nhanh ngay sau sơ cứu
Bác sĩ Lê Năm cho biết chạm vào những viên đá một lúc sẽ thấy co mạch và nếu để lâu sẽ gây bỏng và khi bỏng lạnh cũng gây ra các biến chứng viêm nhiễm hoại tử như bỏng nước sôi, bỏng lửa.
Bàn tay Emma sau khi vết phỏng vỡ ra
Đặc biệt bỏng lạnh do thời tiết còn nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao vì rất dễ biến chứng vào viêm phổi Người tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài mà bị bỏng lạnh thì thân nhiệt bị hạ thấp dẫn tới rối loạn ý thức co giật hôn mê thậm chí tử vong.
Trong trường hợp chân bị lạnh nhiều do dẫm phải băng tuyết ở trên vùng cao do nhiệt độ quá thấp cần phải biết sơ cứu.
Trong trường hợp bỏng lạnh là một trường hợp sống trên vùng cao, đặc biệt là trẻ em do mải chơi ngoài trời lạnh và không được bảo hộ mặc ấm đầy đủ.
Khi cháu bị lạnh cóng bàn chân gia đình nên ngâm ngay chân trẻ vào nước nóng ngay khi chưa ủ ấm làm tăng nhiệt độ bàn chân làm cho sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến hiện tượng đóng vón protein gây bỏng kép.
Sau khi bị tổn thương cháu bé lại không được chăm sóc đúng cách và kịp thời vì thế mà dẫn đến hoại tử các ngón chân và buộc phải cắt bỏ.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:07 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:00 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:04 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:04 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:01 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:04 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:04 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:08 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023