BSCKII Vũ Thị Lừu: Lưu ý về những hiện tượng sưng chân ở bệnh nhân gút

 

Gút là bệnh chuyển hóa, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp tái phát và lắng đọng natri urat trong các mô.

Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên phát: Chưa rõ nguyên nhân, mà chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng nấm được coi là làm nặng thêm bệnh. Gặp 95% ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30 - 60 tuổi.

 

- Thứ phát: Có thể do tăng sản xuất axit uric giảm đào thải axit hoặc cả hai.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh là: tăng huyết áp béo phìhội chứng chuyển hóa tăng Insulin máu và sự đề kháng Insulin, uống nhiều rượu.

BSCKII Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:

Khớp ngón cái bị sưng to là đã có viêm khớp nặng. Nếu nổi cục và chọc có dịch trắng chảy ra tức là đã có hạt tô phi. Để điều trị bệnh nhân không nên dùng kim chọc vào chỗ viêm. Vì như vậy, nguy cơ nhiễm khuẩn rất lớn và có thể tạo ra chỗ loét rất nguy hiểm. Đôi khi đó lại là lý do để bùng phát cơn gút cấp.

Trên thị trường hiện nay có nhiều thuốc thảo dược rất tốt có thể làm tiêu viêm cũng như tiêu các tinh thể uric trong hạt tô phi...

Bên cạnh đó, để điều trị bệnh nhân cần:

- Tránh các chất có nhiều purin như phủ tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua... Có thể ăn trứng hoa quả. Ăn thịt không quá 150g/24 giờ. Giảm calo nếu béo phì cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức sinh lý

- Không uống rượu giảm cân tập luyện thể dục thường xuyên...

- Uống nhiều nước, khoảng 2 - 4 lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14%0. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu

- Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp như stress chấn thương...

- Phẫu thuật cắt bỏ hạt tôphi được chỉ định trong trường hợp gút kèm biến chứng loét bội nhiễm hạt tô phi hoặc hạt tô phi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ. Khi phẫu thuật lưu ý cho dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gút cấp.

- Thời gian tái khám: Thời gian đầu nên tái khám 2 tuần/lần; sau đó hàng tháng. Nếu kiểm soát tốt, có thể tái khám sau mỗi 2 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng.

- Cần theo dõi: cân nặng huyết áp axit uric máu, axit uric niệu, pH nước tiểu, xét nghiệm Lipid máu, ure và creatinine máu men gan siêu âm thận...

Lưu ý phát hiện sớm các biến chứng sỏi thận suy thận hay bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi kèm theo.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật