Ho khan, đau họng là những triệu chứng của viêm amidan

Viêm amidan là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh bất thường, bệnh càng dễ xuất hiện và tái phát. Vậy, khi amidan bị viêm có phải cắt hay không?

Amidan có vai trò gì đối với cơ thể?

Amiđan (A) - một tổ chức lympho tập trung lại thành đám nằm ở hai bên thành họng tạo nên một vòng bạch huyết (vòng bạch huyết Waldayer) bao gồm A vòm họng mà người ta gọi là V.A (Vegetaion adenoide), A khẩu cái và A đáy lưỡi. Khi nói A tức là muốn nói A khẩu cái. Bình thường, tổ chức A sẽ teo dần bắt đầu từ tuổi dậy thì cho đến tuổi trưởng thành và khi tuổi đã cao, A gần như xơ teo gần hết.

Về chức năng sinh lý A đóng một vai trò sinh miễn dịch có lợi cho cơ thể. Có nghĩa là sẽ tạo ra kháng thể và các lympho bào giúp cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp trên, đặc biệt là chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn xâm nhập cơ thể theo đường mũi, họng. Vì vậy, vai trò của A vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống đường hô hấp trên khi chúng chưa lâm bệnh.

Một số bệnh thường gặp ở A

Loại bệnh hay gặp nhất của A là viêm Viêm A có thể là viêm cấp tính hoặc viêm mạn tính. Viêm A cấp tính bao giờ cũng có sốt cao (thường là 39 - 40oC), có khi kèm theo rét run đau họng rát họng, nuốt đau ho Viêm A mạn tính cũng có sốt nhưng sốt nhẹ, người mệt mỏi rát họng, ngứa họng ho khan hoặc có đờm miệng hôi, đôi khi nuốt có cảm giác vướng ở họng như có sợi tóc hay vật gì nhẹ, nhỏ vướng vào.

Viêm A mạn tính đôi khi có những đợt cấp tính do thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, rét mưa hoặc uống nước lạnh nước đá uống bia lạnh nước giải khát có đá hoặc nằm, ngồi dưới máy điều hòa nhiệt độ lạnh hoặc sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm.

Ngoài viêm, A cũng có thể bị áp-xe. Áp-xe A thường gặp là áp-xe quanh A. Áp-xe quanh A có nguy cơ làm lan tỏa tổ chức viêm ra các vùng xung quanh như vùng cổ, trung thất. Nếu viêm A do vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogens), có thể gây biến chứng viêm cầu thận cấp hoặc viêm khớp cấp, tổn thương van tim gây bệnh thấp tim cho trẻ mà chuyên môn gọi là thấp tim tiến triển.

Có nên cắt A hay không?

Trước tiên, khi A bị bệnh, cần chữa trị để A trở lại hoạt động bình thường giữ vai trò bảo vệ đường hô hấp như chức năng vốn có của nó, không nên có suy nghĩ rằng A bị bệnh là cần loại bỏ ngay. Vì vậy, khi A bị viêm, cần đi khám bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được đánh giá mức độ của viêm A và bác sĩ sẽ có chỉ định kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Tuy vậy, khi A bị viêm nhiễm lâu ngày làm bất lợi cho cơ thể thì bác sĩ tai mũi họng sẽ có cân nhắc, tính toán thật chi li đến mức cần thiết có cắt A hay không. Bởi vì, việc cắt A là một thủ thuật tuy không phức tạp nhưng phải thực hiện đúng chỉ định chặt chẽ.

Ví dụ, khi A viêm nhiễm, phì đại to gây tắc nghẽn đường thở và có thể gây nên hiện tượng ngưng thở khi trẻ ngủ, gây tím tái (do thiếu dưỡng khí) hoặc khi A bị viêm mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, trong một năm có tới 6 - 7 lần viêm cấp tính, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Hoặc A to, có nhiều hốc mủ, xét nghiệm mủ có vi khuẩn liên cầu nhóm A, kèm theo chỉ số phản ứng ASLO (antistreptolysin O) tăng cao trong máu có nguy cơ gây thấp khớp biến chứng tim hoặc viêm cầu thận cấp hoặc đã gây thấp tim tiến triển.

Ngoài ra, khi A bị viêm và đã gây ra một số biến chứng như viêm phế quản nhiều lần hen phế quản viêm tai giữa viêm xoang hoặc có những trường hợp A chỉ quá phát không viêm nhưng gây cản trở đường thở cũng như cản trở ăn, uống thì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm xem xét có nên cắt hay không.

Ai không nên cắt A?

Không nên cắt A khi trẻ dưới 5 tuổi (vì một mặt sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ, mặt khác vì A chưa phát triển hết, nếu cắt nó sẽ phát triển lại). Và phải thật thận trọng khi cắt A cho người trên 45 tuổi, bởi vì, ở lứa tuổi này còn nhiều bệnh kèm theo mà các bệnh đó được chống chỉ định trong cắt A như bệnh tăng huyết áp bệnh về tim mạch (xơ vữa động mạch bệnh mạch vành), mặt khác ở lứa tuổi này A thường bị xơ hóa nếu cắt có thể gây chảy máu nhiều và kéo dài rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Cần lưu ý gì?

Cắt A cũng là một phẫu thuật, có thể có các tiềm ẩn tai biến khó lường trước được mặc dù hiện nay việc tiến hành thủ thuật cắt A bằng nhiều phương pháp hiện đại hơn (cắt bằng dao điện, bằng tia laser...). Vì vậy, cần đề phòng một số tác dụng phụ như do thuốc gây mê (gây dị ứng sốc phản vệ ) chảy máu sau cắt A, hoặc rất hiếm gặp là ảnh hưởng đến phát âm... Do đó, rất cần có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật