Cách ngăn ngừa suy kiệt cho bệnh nhân ung thư hiệu quả mà bạn ít biết

Người bệnh nên ăn uống đủ chất để bù đắp năng lượng hao hụt, có thể dùng thêm thảo dược ức chế khối u, tập thể dục nhẹ nhàng…

Quá trình điều trị ung thư nhiều tác dụng phụ dễ khiến bệnh nhân suy kiệt nếu không được chăm sóc đúng cách. Khối u phá hủy các khối cơ và mô cũng làm cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sinh lực trong suốt thời gian chiến đấu chống lại tử thần.

 

Sau phẫu thuật cắt khối u bệnh nhân có thể sụt cân do buồn nôn chán ăn hoặc phải kiêng khem nhiều thực phẩm Hóa chất và tia xạ cũng gây tổn hại đến tế bào lành vùng lân cận. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là các tế bào máu, chân tóc miệng, ruột tim phổi và hệ thống sinh sản. Sau các đợt hóa - xạ trị bệnh nhân thường thiếu máu khô miệng khó nuốt buồn nôn mệt mỏi rụng tóc tiêu chảy viêm da  

Nhiều bệnh nhân ung thư tập trung vào điều trị, song chưa chú trọng nâng cao thể trạng và hạn chế tác dụng phụ của hoá - xạ trị. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy kiệt sức khoẻ khiến nhiều người không theo hết phác đồ bác sĩ chỉ định.

Để nâng cao thể trạng, ngăn ngừa suy kiệt, có hai hướng chăm sóc. Trước hết, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bù đắp lại năng lượng hao hụt do các khối u gây ra. Ăn thực phẩm sạch, bổ sung vitamin và khoáng chất, uống nhiều nước tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi thoải mái, giữ đầu óc thư thái… là chế độ sinh hoạt nên thực hiện hàng ngày.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại thảo dược tăng cường miễn dịch bồi bổ cơ thể, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ sâu, giảm mệt mỏi, chống suy kiệt sau mỗi đợt hóa - xạ trị. Những thảo dược từng được nghiên cứu phải kể đến nghệ vàng, tam thất, tảo nâu...

Nghệ vàng: Chứa curcumin hoạt tính sinh học cao có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tìm diệt gốc tự do; ức chế phát triển và thúc đẩy tế bào ung thư chết tự nhiên; ngăn chặn quá trình tạo mạch và di căn khối u.

Tam thất: Chứa saponin notoginseng có tác dụng ức chế, tìm, bắt và diệt tế bào ung thư; giảm triệu chứng mệt mỏi cho bệnh nhân sau hóa - xạ trị.

Rong (tảo) nâu: Chứa fucoidan có khả năng ức chế quá trình tạo mạch, dẫn đến bỏ đói tế bào ung thư, ức chế khối u phát triển và xâm lấn.

  

Nếu ăn trực tiếp nghệ vàng, tam thất hay rong nâu thì hiệu quả không cao. Hoạt chất curcumin khó hấp thu vào máu do độ tan thấp (0,001%). Để đạt liều tối thiểu có tác dụng, mỗi ngày, người bệnh cần phải ăn đến 4kg nghệ vàng, hoặc vài lạng tinh bột nghệ, hoặc 12g curcumin (khoảng 24 viên nang). Còn hàm lượng saponin trong tam thất thấp, chưa đến 1,8%; fucoidan trong tảo nâu chỉ 1,5%.

Để khắc phục vấn đề độ tan và hàm lượng hoạt chất thấp, các chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo phức hệ Nano FGC gồm fucoidan trong tảo nâu saponin từ tam thất curcumin ở nghệ vàng. Chúng giúp tăng độ tan của curcumin lên hơn 4.000 lần nhờ cấu trúc nano siêu nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào sinh học đi vào máu, phát huy hiệu quả của cả ba hoạt chất thay vì sử dụng riêng lẻ từng thành phần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật