Có phải bị loét dạ dày - tá tràng - Bệnh có triệu chứng thế nào?

Tôi năm nay 60 tuổi, gần đây hay đầy bụng, ợ hơi, ợ chua nhưng không đau bụng. Như vậy có phải triệu chứng của loét dạ dày - tá tràng không, thưa bác sĩ?

Chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng (DD-TT) là có triệu chứng điển hình, 40 - 45% có triệu chứng mơ hồ, không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với bệnh khác của DD-TT như viêm DD-TT ung thư dạ dày có 5 - 10% bệnh nhân loét hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm) hay gặp ở người lớn tuổi.

Cơn đau do loét là triệu chứng điển hình của bệnh loét DD-TT với các đặc điểm: đau vùng trên rốn, dưới mỏm ức (thượng vị), đau có liên quan đến bữa ăn. Loét dạ dày thường đau sau khi ăn khoảng nửa giờ lúc bụng còn no (đau khi no), loét tá tràng thường đau muộn hơn, sau ăn khoảng 2 - 3 giờ lúc dạ dày đã hết thức ăn (đau khi đói). Đau thường xuất hiện hoặc tăng khi ăn các thức ăn chua cay và thường giảm khi uống các thuốc kháng axít hay thuốc băng niêm mạc dạ dày

Các triệu chứng không điển hình như: đầy bụng ợ hơi ợ chua chậm tiêu hóa thường xuất hiện đơn độc hoặc phối hợp 2 - 3 triệu chứng nêu trên thì rất khó phân biệt là do loét hay do một bệnh khác của dạ dày như viêm dạ dày ung thư dạ dày, hay chứng rối loạn tiêu hóa không do loét. Trường hợp này muốn xác định do loét phải chụp X-quang hoặc nội soi DD- TT mới chắc chắn. Các trường hợp loét câm chỉ được biết khi xảy ra biến chứng.

Các biến chứng của loét DD-TT gồm: xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường xảy ra nhất, thủng DD-TT hẹp môn vị ung thư hóa. Tuy nhiên, loét tá tràng không hóa ung thư bao giờ nhưng loét dạ dày có thể hóa ung thư dù rất hiếm.

Ngày nay, người ta còn thấy có chứng cứ nhiễm H.pylori gây viêm loét dạ dày và về sau có thể dẫn đến ung thư dạ dày Do vậy, bác nên đi khám sớm ở chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện bác sĩ có thể chỉ định nội soi để chẩn đoán xác định bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật