Không thể chủ quan với cao huyết áp vì những nguyên do sau đây

Với những biểu hiện rất bình thường nhưng đó lại là những nguy cơ “chết người” mà “Kẻ giết người thầm lặng” cao huyết áp đang mang đến cho bạn và người thân.

Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp là một trạng thái trong đó máu lưu thông dưới một áp suất tăng cao lâu dài. Máu được mang từ tim đến tất cả các bộ phận của cơ thể qua các động mạchtĩnh mạch

Mỗi lần tim đập, tim sẽ bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp được tạo ra bằng lực của máu tác động lên thành trong của mạch máu khi máu được tim bơm đi khắp cơ thể.. Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi, chiếm 8-12% dân số.

Biểu hiện của cao huyết áp và sự chủ quan của người bệnh?

Một số biểu hiện hay gặp của bệnh cao huyết áp là:

- Đau đầu

- Chóng mặt

- Buồn nôn

- Đau ngực

- Các vấn đề liên quan đến hô hấp

Phần lớn, nhiều người bệnh rất chủ quan vì các triệu chứng của cao huyết áp không rõ ràng và khó nhận biết khiến họ chủ quan nghĩ rằng đó chỉ là các bệnh lý thông thường. Đôi khi bệnh tăng huyết áp có thể gây ra triệu chứng như đau đầu thở dốc chóng mặt đau ngực đánh trống ngực hoặc chảy máu cam Nếu người ta không chú ý đo huyết áp vì cho rằng nếu như có huyết áp bất thường thì sẽ có các triệu chứng cảnh báo, thì có thể gặp nguy hiểm với các biến chứng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ vì tăng huyết áp là một “kẻ giết người thầm lặng”.

Chỉ số huyết áp bao nhiêu được xác định là cao huyết áp?

Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân (mmHg). Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số Chỉ số thứ nhất (hay chỉ số trên) là huyết áp ‘tâm thu’ – là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu xảy ra khi tim co bóp. Chỉ số thứ hai (hay chỉ số dưới) là huyết áp tâm trương – là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.

Huyết áp ở người trưởng thành bình thường được xác định là có huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg (120/80 mmHg). Dưới đây là bảng phân loại huyết áp của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Hiệp hội quốc tế về tăng huyết áp (ISH).

Tuy nhiên, sự phân loại này là hướng dẫn chung vì huyết áp tối ưu của bạn phụ thuộc vào tuổi tác, bệnh tật và phác đồ điều trị của bác sĩ. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để xác định huyết áp tối ưu của bạn.

Huyết áp cao có gây ra đột quỵ?

Cao huyết áp làm tăng áp lực của máu lên thành mạch, khiến cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Tổn thương ngày càng nhiều có thể làm mạch máu bị vỡ ra, nặng thì gây xuất huyết não nhẹ thì gây ra những tổn thương nhỏ ở thành mạch.

Lúc này, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ kéo đến để thực hiện công tác gây đông máu làm lành vết thương nhưng việc này lại dẫn đến hình thành các cục máu đông cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu não gây ra thiếu máu cục bộ tại não (nhồi máu não) dẫn đến các triệu chứng của đột quỵ.

Điều trị cao huyết áp bằng cách nào?

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị cao huyết áp tuy nhiên nhìn chung, thì tất cả các phương pháp đều nhằm giữ cho huyết áp dưới 140/90 mmHg, hoặc thậm chí là thấp hơn đối với những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính kèm theo.

Có thể điều trị huyết áp cao bằng thuốc hoặc thay đổi phương pháp sinh hoạt chế độ ăn uống sao cho hợp lý như: bỏ hút thuốc lá, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe giảm lượng muối ăn vào tập thể dục thường xuyên, giới hạn lượng rượu uống vào... Tuy nhiên, một điều mà người bệnh cần đặc biệt chú ý đó là thường xuyên đo huyết áp tại nhà để kiểm soát được chỉ số huyết áp của bản thân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật