Làm thế nào để phòng ngừa viêm mũi dị ứng khi thời tiết giao mùa?

Không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà viêm mũi dị ứng trở thành mãn tính nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh viêm mũi dị ứng đang bùng phát mạnh

Theo thống kê của bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCMh, số bệnh nhân nhập viện vì viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng. Trên thực tế, số người mắc có thể lớn hơn rất nhiều.

Bệnh có hai dạng: theo mùa và quanh năm với các triệu chứng điển hình: nghẹt mũi, chảy nước mũi trong, ngứa mũi, hắt hơi, nặng hơn có thể là đau đầu.

Viêm mũi dị ứng gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh khi liên tục hắt hơi, sổ mũi. Không chỉ có vậy, bệnh còn gây đau đầu, khó tập trung, giảm hiệu quả lao động và chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành bệnh mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng. Trước hết, là do sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến cơ thể bạn không thích ứng kịp. Ngoài ra, có thể do một số vật lạ lẫn trong không khí như bụi bẩn, phấn hoa, long thú nuôi… Bên cạnh đó, còn do nguyên nhân di truyền, gia đình tiền sử có người bị dị ứng.

Viêm mũi dị ứng gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh khi liên tục hắt hơi, sổ mũi (Ảnh minh họa: Internet)

Viêm mũi dị ứng gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh khi liên tục hắt hơi, sổ mũi (Ảnh minh họa: Internet)

Làm thế nào để phòng ngừa viêm mũi dị ứng?

Mặc dù là bệnh thường gặp nhưng bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp tích cực và chủ động. Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng bạn nên hạn chế đối đa những tác động xấu của các tác nhân.

Không nên nuôi vật nuôi

Các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên nuôi các loại thú cưng như chó, mèo… vì chúng chính là nguyên nhân gây nên các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm mũi dị ứng.

Nếu trong nhà có nuôi chó, mèo sẽ có lông động vậy bay vào trong không khí mà bạn có thể hít phải dễ gây nên dị ứng. Không chỉ có vậy, trong lông động vật còn mang theo các vi-rút gây bệnh khác.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Nên thường xuyên quét dọn nhà cửa, lau dọn các vật dụng để không có bụi, bẩn… Đặc biệt, vào mùa mưa ẩm ướt càng cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ.

Ngoài ra, nên vệ sinh chăn ga, gối đệm thường xuyên vì đây là nơi trú ngụ của nhiều loại ký sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.

Thường xuyên quét dọn nhà cửa, lau dọn các vật dụng…để không có bụi, bẩn (Ảnh minh họa: Internet)

Thường xuyên quét dọn nhà cửa, lau dọn các vật dụng…để không có bụi, bẩn (Ảnh minh họa: Internet)

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh

Hạn chế đi lại vào mùa phấn hoa, không nên đi ra đường nhiều vì có khói bụi, không tiếp xúc với hoa thơm hoặc có mùi lạ, hạn chế tiếp xúc với vật nuôi…

Với những người thường xuyên mắc bệnh viêm mũi dị ứng không nên hút thuốc lá thuốc lào, tránh xa một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng: đồ hải sản, cua biển, tôm biển…

Chủ động bảo vệ cơ thể

Khi ra đường, nên mang theo khẩu trang để tránh khói bụi. Nên giữ ấm cơ thể vào buổi sáng. Vào mùa lạnh, cần trang bị các vật dụng: gang tay, mũ, khăn… để tránh bị lạnh. Không nên tắm nước lạnh đột ngột hoặc ngồi lâu trong phòng điều hòa.

Vệ sinh thân thể

Hàng ngày, cần vệ sinh răng miệng để loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Đánh răng 2 lần/ gày đặc biệt là sau bữa ăn và sau khi ngủ dậy; tắm giặt và thay quần áo sạch sẽ.

Ăn đủ chất

Nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể phòng bệnh viêm mũi dị ứng Uống nhiều nước vì nước có thể làm giảm chất nhầy trong mũi. Ngoài ra, việc ăn nhiều rau xanh vitamin và khoáng chất cũng rất quan trọng.

Không tự ý điều trị tại nhà

Vì những triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác nên nhiều người tự ý mua thuốc về uống. Tuy nhiên, đây là việc làm vô cùng có hại đến sức khỏe. Vì vậy, khi nghi ngờ bị viêm mũi dị ứng, bạn không nên tự ý uống thuốc mà nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật