Lưu ý khi đeo hàm chỉnh nha cố định để có hàm răng đẹp và đều đặn

Chỉnh hình răng nhằm đem lại cho bệnh nhân một hàm răng đẹp và đều đặn. Trong suốt thời gian nắn chỉnh răng, tỉ lệ sâu, mất khoáng và viêm lợi là từ 2% đến 96% ở tất cả các bệnh nhân.

Trong một số nghiên cứu, tình trạng sâu răng và mất khoáng xảy ra sớm 1 tháng sau khi gắn mắc cài cố định và sâu răng lâm sàng được phát hiện trong vòng 6 tháng đầu khi đeo khí cụ. Do vậy, việc phòng ngừa sâu răng và viêm lợi cho bệnh nhân mang mắc cài là rất cần thiết.

Chế độ ăn

Thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành sâu răng vi khuẩn gây sâu răng tồn tại trong miệng và hoạt động khi có sự hiện diện của thực phẩm chứa đường - acid. Chính vì thế, trước, trong, và sau quá trình chỉnh răng cần lưu ý tránh hoặc hạn chế sử dụng thức ăn hay đồ uống có chứa đường hay acid hoặc đồ ăn có tính dính như: bánh, kẹo nước ngọt hay khoai tây chiên… Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn thực phẩm có tính acid thấp (pH <4.5) như: sữa phô mai trứng hải sản…

Dự phòng sâu răng cho bệnh nhân mắc cài là rất cần thiết.

Dự phòng sâu răng cho bệnh nhân mắc cài là rất cần thiết.

Chải răng bằng bàn chải

Chải răng thường xuyên, đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ, sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải lông mềm với kem đánh răng. Sử dụng bàn chải lông mềm thì tốt hơn loại lông cứng và trung bình vì nó có thể đi hết được các khe kẽ răng, đường viền lợi, túi lợi và rãnh mắc cài, khi đó có thể loại bỏ được hết mảng bám thức ăn, đồng thời bàn chải lông mềm cũng không gây trầy xước tổn thương lợi.

Chải răng ít nhất 3 lần/ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn nhằm đảm bảo không còn thức ăn đọng lại xung quanh mắc cài. Nếu không thể chải răng sau khi ăn trưa, thì ít nhất bạn cũng cần phải súc miệng kỹ. Thời gian chải răng kéo dài ít nhất là 2 đến 3 phút cho mỗi lần. Tốt nhất nên sử dụng đồng hồ để đảm bảo bạn chải răng đủ thời gian.

Dùng bàn chải kẽ

Bàn chải kẽ cũng được sử dụng để hỗ trợ loại bỏ thức ăn bám trên những bề mặt răng hay kẽ mắc cài mà đầu bàn chải thường không chải tới được.

Dùng chỉ tơ nha khoa: chỉ tơ nha khoa giúp bạn làm sạch răng, loại bớt vi khuẩn mảng bám tại những vùng mà bàn chải không tiếp cận được. Nếu vi khuẩn không được loại bỏ, bệnh nhân có thể bị viêm lợị viêm lợi là bệnh nhiễm khuẩn ở lợi, có thể làm cho lợi sưng đau và dễ chảy máu Việc sử dụng chỉ tơ nha khoa đòi hỏi sự kiên nhẫn và cố gắng ở bệnh nhân. Hiện nay, bạn có thể tìm mua những loại chỉ tơ nha khoa chuyên dụng, dành cho bệnh nhân đeo mắc cài tại các hiệu thuốc và siêu thị.

Sử dụng nước súc miệng: nước súc miệng có chứa chlorhexidine giúp kháng khuẩn. Nước súc miệng có chứa peroxyl có tính kháng khuẩn nhằm làm giảm tình trạng viêm lợi, dự phòng nhiễm khuẩn và làm giảm sự kích thích từ mắc cài.

Sử dụng tăm nước: để làm sạch vùng kẽ răng, ngoài chỉ tơ nha khoa, bạn có thể cần thêm dụng cụ hỗ trợ là tăm nước.

Sử dụng fluoride: bạn nên dùng kem đánh răng có chứa fluoride. Ngoài ra bạn cần sử dụng thêm nước súc miệng có chứa fluoride nhằm tăng cường sức khỏe răng miệng trong suốt quá trình điều trị chỉnh răng. Nếu bạn có tiền sử sâu răng hay có nguy cơ sâu răng cao, nha sĩ của bạn sẽ kê thêm các biện pháp sử dụng fluoride khác như bôi gel hay verni có chứa fluoride.

Sử dụng kháng thể IgY đặc hiệu có tác dụng ức chế vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi, làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm lợi. Dạng sử dụng là viên ngậm rất tiện lợi cho người bệnh.

Thường xuyên đi khám răng

Nhằm phòng ngừa sâu răng mới chớm, bạn cần đi khám nha sĩ ít nhất 3 tháng một lần. Nha sĩ sẽ giúp bạn phát hiện, phòng ngừa hay ngăn chặn sâu răng viêm lợi hoặc các bệnh răng miệng khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật