Những dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị căng thẳng

Stress, căng thẳng là những bệnh xảy ra rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, các dấu hiệu cảnh báo stress giai đoạn đầu rất khó nhận ra.

Các cơn đau bao tử

Buồn nôn, nôn tiêu chảy hoặc táo bón đều có thể là những dấu hiệu sớm cảnh báo stress Bởi hệ thống thần kinh có liên quan trực tiếp với hệ thống các cơ quan thuộc dạ dày – ruột. Vì vậy, cách tốt nhất đề làm dịu các cơn đau bao tử do stress gây ra là bạn nên tập những bài thể dục đơn giản, đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng.

Rụng tóc

Một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở nhiều người là stress căng thẳng kéo dài. Bạn có thể bị rụng hơn 100 sợi tóc mỗi ngày sau khi gặp phải một thất bại lớn, ly hôn hay chia tay người yêu Nguyên nhân là vì mức hóc-môn androgen tăng cao trong suốt thời gian bạn bị căng thẳng thần kinh sẽ gây ra chứng rụng tóc tạm thời.

Co giật mí mắt

Nhiều người phải đối mặt với tình trạng co giật mí mắt ở một hoặc cả hai mắt. Đây có thể là hiện tượng cảnh báo khủng hoảng về tinh thần giai đoạn đầu. Trong trường hợp bạn bị co giật mí mắt hãy nhắm mắt lại và thở thật chậm. Đồng thời, đặt một ngón tay lên mí mắt hoặc đắp lên mí một miếng băng gạt mỏng.

Mụn

Những thay đổi trong cơ thể như sự dư thừa của hóc-môn androgen có thể dẫn tới sự bùng phát của mụn ở những người sở hữu làn da nhạy cảm. Thời kỳ dậy thì hoặc căng thẳng kéo dài có thể khiến tình trạng mụn của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau lưng

Nguyên nhân gây đau lưng có thể là do bạn ngồi một tư thế quá lâu hoặc do tình trạng stress mãn. Bởi các loại hóc-môn được tiết ra trong giai đoạn bạn bị căng thẳng thần kinh có thể làm gia tăng huyết áp và nhịp tim cuối cùng là làm co thắt các cơ.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tăng cường vận động bằng những động tác đơn giản như đứng dậy sau vài tiếng ngồi làm việc, kéo dãn các cơ, xoay các khớp tay và cổ. 

Phát ban

Khi khả năng miễn dịch bị tụt dốc mỗi ngày trong giai đoạn bạn bị stress các bệnh về da như phát ban chàm cũng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Bạn có thể đi khám da liễu hoặc sử dụng những loại thuốc không kê đơn để điều trị tình trạng nhạy cảm ở da, khắc phục những triệu chứng khó chịu của các bệnh về da.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật