Tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của chứng dị vật phế quản, dị vật khí quản
Dị vật đường thở thường gặp trong trường hợp nào?
Dị vật đường thở thường gặp ở trẻ em (do thói quen trẻ hay ngậm các đồ vật, các hạt thức ăn hay đồ chơi trong miệng) nhưng đôi khi cũng có thể gặp ở người lớn với những thói quen ngậm các vật dụng trong khi lao động như đinh, ghim, kẹp...) và thường xảy ra trong hoàn cảnh do hít mạnh đột ngột sau khóc, cười, sợ hãi... làm các vật đang ngậm trong miệng bị rơi vào đường thở. Đang ăn bị ho sặc, khiến cho thức ăn hay các mảnh vụn bị rơi vào đường thở cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của dị vật đường thở.
Trường hợp này đặc biệt hay gặp ở trong các gia đình có thói quen ép trẻ ăn uống thuốc bằng cách bịt mũi, bắt trẻ há miệng để đưa thức ăn, nước uống vào trong khi trẻ chưa chuẩn bị để nuốt. Ngoài ra, dị vật đường thở còn có thể gặp do tai biến khi làm phẫu thuật ở đường tiêu hóa và hô hấp khiến các mảnh tổ chức, bông cầm máu hay răng giả bị rơi vào đường thở.
Làm thế nào để phát hiện một trường hợp dị vật đường thở?
Trong các trường hợp điển hình, dị vật đường thở biểu hiện bằng hai hội chứng, hội chứng xâm nhập và hội chứng định khu. Hội chứng xâm nhập: là hội chứng xảy ra ngay sau khi dị vật rơi vào đường thở. Đây là kết quả của việc dị vật đi vào qua khe giữa hai dây thanh (là chỗ hẹp nhất của đường thở) gây ra hai phản xạ: phản xạ co thắt để ngăn không cho dị vật tiếp tục đi vào sâu hơn nữa và phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài. Hai phản xạ này gây nên các hiện tượng ho sặc, tím tái, vã mồ hôi co kéo cơ hô hấp, có khi gây nên tắc thở, chảy nước mắt nước mũi...
Trong trường hợp dị vật to, mắc kẹt ở thanh môn không ho bắn ra được, cơn khó thở này có thể dẫn tới tử vong còn trong trường hợp dị vật tiếp tục đi xuống dưới ngay, hội chứng này kéo dài một vài phút sau đó hết đi. Hội chứng xâm nhập chính là chìa khóa để chẩn đoán một trường hợp dị vật đường thở. Khi khai thác được hội chứng xâm nhập điển hình, chỉ định soi thanh khí phế quản để chẩn đoán dị vật đường thở được đặt ra. Hội chứng định khu: Sau khi rơi vào trong lòng đường thở, tùy vào nơi mà dị vật mắc lại, các triệu chứng được biểu hiện ra bên ngoài là khác nhau.
Trường hợp dị vật thanh quản dị vật có thể mắc lại ở một trong 3 tầng thanh quản Nếu dị vật mắc ở tiền đình thanh quản, triệu chứng sẽ là khàn tiếng tăng dần khó thở ngay lập tức nếu dị vật lớn, che một phần thanh môn hoặc từ từ tăng dần theo quá trình viêm nhiễm. Nếu dị vật cắm ở hạ thanh môn, khó thở sẽ đến sớm hơn do đây là vùng dễ bị viêm nề. Còn dị vật ở thanh môn sẽ gây khàn tiếng ngay lập tức, khó thở có ngay hoặc không cũng phụ thuộc vào kích thước dị vật.
Dị vật ở khí quản: sau hội chứng xâm nhập, người bệnh có thể trở lại bình thường. Nhưng sau đó thỉnh thoảng lại có cơn khó thở do ho sặc, thở mạnh, đẩy dị vật lên thanh môn. Cơn khó thở đôi khi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, trong trường hợp dị vật bị kẹt lại ở đây. Đây chính là lý do khiến cho trong trường hợp dị vật đường thở lưu động, khi di chuyển bệnh nhân đi xa (lên tuyến điều trị chuyên khoa), người ta cần phải mở khí quản.
Dị vật phế quản: sau hội chứng xâm nhập người bệnh trở lại bình thường trong nhiều giờ. Sau đó các dấu hiệu viêm nhiễm do dị vật gây phù nề xuất tiết bội nhiễm hoặc dấu hiệu xẹp phổi do dị vật gây viêm nề, bít tắc hoàn toàn một đoạn lòng phế quản hay khí phế thũng khi dị vật gây bít tắc một phần.
Dị vật đường thở được điều trị bằng cách nào?
Không phải khi nào cũng có thể khai thác được những dấu hiệu điển hình như trên. Một dấu hiệu của hội chứng xâm nhập có thể bị bỏ qua khi người thân của trẻ không có mặt lúc cơn ho hay khi dị vật nhỏ, trơn nhẵn rơi ngay vào khí phế quản mà không gây ra hội chứng xâm nhập. Trong trường hợp khi một hội chứng xâm nhập rõ ràng, người bệnh cần được đưa đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để soi khí phế quản để tìm và lấy bỏ dị vật. Thế nhưng, trong các trường hợp viêm phổi nhất là viêm phổi thùy ở trẻ em, tái phát ở cùng một vị trí, chỉ định soi thanh khí phế quản để loại trừ dị vật cũng cần được nghĩ tới.
Có nhiều loại dị vật đường thở khác nhau:
- Dị vật vô cơ như ghim, khuy áo, cặp tóc
- Dị vật hữu cơ được chia thành các loại dị vật dễ gây nhiễm trùng (các chất thuộc động vật như là xương, vảy cá, mảnh thức ăn...), các dị vật dễ gây nhiễm độc (các hạt có dầu ví dụ như hạt lạc) và các loại tương đối "trơ'' như là các mảnh nhựa (đuôi bút bi, mảnh nilon...).
Lời khuyên dành cho các gia đình có trẻ nhỏ là cần giáo dục cho trẻ bỏ thói quen ngậm đồ vật vào miệng, không cho trẻ nhỏ ăn các loại quả có hạt, thức ăn có xương (lấy bỏ xương và hạt trước khi cho trẻ ăn), không cưỡng ép và không làm trẻ hoảng sợ giật mình khi ăn và uống thuốc
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:07 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:05 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:02 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:02 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:00 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:09 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:09 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:07 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023