Tìm hiểu về thuốc điều trị hội chứng Zollinger - Ellison

Hội chứng Zollinger - Ellison (ZE) là một bệnh lý đường tiêu hóa rất hiếm gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên. Hiện nay, y học vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị hội chứng ZE. Đây là một căn bệnh thường hay tái phát, với tỉ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời!

Ở hội chứng ZE thường có sự hình thành một hay nhiều khối u ở tuyến tụy hay tá tràng (được gọi là gastrinoma). Các khối u này có thể lành tính hay ác tính, nhưng thường chiếm tỉ lệ 1/2 hay 2/3 là ác tính và gây ra sự gia tăng bài tiết hoóc-môn gastrin.

Những nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân:

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ZE, nhưng nhận thấy trong một số trường hợp có yếu tố di truyền.

Triệu chứng:

Hội chứng ZE thường có các triệu chứng tương tự với bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng:

- Đau bụng tiêu chảy

- Khó chịu ở vùng bụng trên.

- Trào ngược axít và ợ nóng

- buồn nôn và nôn.

- Xuất huyết đường tiêu hóa

- Thiếu máu, suy nhược mệt mỏi

- Chán ăn, giảm cân…

Biến chứng:

Hội chứng ZE nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến biến chứng viêm loét thực quản hay hẹp thực quản Và trong một số trường nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong!

Thuốc điều trị

Thuốc được sử dụng trong điều trị hội chứng ZE với mục đích làm giảm nồng độ axít của dịch vị, ngăn ngừa viêm loét đường tiêu hóa. Sau đây là hai nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị hội chứng này:

Nhóm thuốc kháng histamin H2:

Nhóm thuốc kháng histamin H2 gồm nhiều loại thuốc như: cimetidin ranitidin, famotidin… có tác dụng ức chế histamin H2 ở các tế bào thành dạ dày nên làm giảm tiết axít của dịch vị.

Các thuốc kháng histamin H2 có thể gây ra tác dụng phụ đau đầu táo bón tiêu chảy buồn nôn nôn…

Nhóm thuốc ức chế bơm proton:

Nhóm thuốc ức chế bơm proton gồm nhiều loại thuốc như: omeprazol, lansoprazol, esomeprazol… có tác dụng ngăn chặn sự tiết axít dịch vị bằng cách ức chế chuyên biệt hệ thống enzyme H+ /K+ATPase (bơm proton).

Các thuốc ức chế bơm proton có thể gây ra tác dụng phụ tiêu chảy viêm phổi và làm gia tăng nguy cơ gãy xương

Cần lưu ý:

Việc sử dụng hai nhóm thuốc trên, phải được sự chỉ định và theo dõi của các thầy thuốc chuyên khoa.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, các thầy thuốc có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị… để ngăn chặn sự phát triển của khối u và những biến chứng có thể xảy ra.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật