Tuổi dậy thì và chuyện rong kinh, rong huyết bạn nên biết

Tuổi dậy thì của các bé gái được đánh dấu chính thức bằng dấu hiệu kinh nguyệt. Lúc này, ngoài những thắc mắc về vóc dáng, về mụn trứng cá, về “vi ô lông” thì những khó chịu của tháng đèn đỏ khiến các bé cảm thấy mệt mỏi.

Có khoảng 60 - 70% bé gái trong 3 năm đầu dậy thì bị triệu chứng thống kinh (đau bụng kinh). Nguyên nhân gây thống kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu (trường hợp này gọi là thống kinh nguyên phát); do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác (gọi là thống kinh thứ phát).

 

Thống kinh không nguy hiểm, nhưng nó khiến bé gái thấy đau đớn mệt mỏi lo lắng và thiếu tự tin. Những trường hợp bị thống kinh nặng, nhiều bé gái phải nghỉ học, thậm chí phải dùng các thuốc hormon nữ progesteron estrogen thuốc kháng viêm không steroid làm cho sự phát triển của niêm mạc tử cung kém đi, ức chế sự tổng hợp prostaglandin dẫn đến làm giảm đau; thuốc hướng cơ làm giảm co thắt để giảm đau Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mất đi khi hệ nội tiết hoạt động ổn định hơn.

Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần.   Khi kinh nguyệt kéo dài, máu kinh không đông, lượng máu ra nhiều vào giữa đợt có kinh rong kinh kéo dài hơn 15 ngày, gọi chung là rong kinh - rong huyết. Sở dĩ có tình trạng này là do khi mới vào tuổi dậy thì hoạt động của hệ nội tiết chưa ổn định, như estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn; progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen.

Tất cả khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu kéo dài.  

Những trường hợp bị rong kinh - rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết.

Trường hợp rong kinh - rong huyết ở mức độ trung bình (máu ra không nhiều, nhưng thiếu máu) thì phải dùng thuốc có chứa estrogenprogesterone giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Trường hợp rong kinh - rong huyết ở mức độ khá nặng (máu ra nhiều, thiếu máu) thì vẫn dùng thuốc có chứa estrogen và progesterone, nhưng dùng liều gấp đôi.

Nếu rong kinh - rong huyết nặng (máu ra nhiều gây mất máu cấp tính) phải tới bệnh viện để theo dõi và tiêm estrogen hay uống estradiol để làm ngừng sự chảy máu cấp. Tất cả các trường hợp nếu dùng thuốc nội tiết nói trên phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật