Vi khuẩn HP, thủ phạm gây viêm loét dạ dày, bạn có biết?

Cách đây hơn nửa thế kỷ, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày chủ yếu được xem xét bởi các yếu tố: thói quen ăn uống, căng thẳng thần kinh, tác dụng phụ của một số loại thuốc,... Nhưng từ năm 1983, khi hai nhà khoa học người Úc Warren & Marshall phát hiện ra vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, đến nay các nghiên cứu và thống kê đã cho thấy có hơn 80% người bị bệnh lý dạ dày có nguyên nhân do nhiễm HP. Nguy hiểm hơn, 90% bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện do nhiễm loại vi khuẩn này

Vi khuẩn HP là gì?

Helicobacter pylori (HP) là vi khuẩn gram (-) nuôi cấy trong môi trường gelose socolat hoặc gelose máu. Dưới kính hiển vi có dạng chữ S, dấu phẩy hoặc hình cung dài, một đầu có túm roi (3-5 roi).

Vi khuẩn HP sống trong dạ dày dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày sát cạnh các tế bào biểu mô, không xâm nhập các mô. HP sống được trong môi trường axit ở dạ dày vì nó đòi hỏi ôxy ở mức độ rất thấp và sản xuất ra nhiều urease, urease sẽ chuyển ure thành amoniac làm cho môi trường sinh sống của HP trở thành kiềm. Ngoài ra HP còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố các chất này gây bệnh cho niêm mạc dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng Ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày thời gian dài nhiều năm có thể gây ung thư dạ dày vi khuẩn HP còn tồn tại trong bựa răng nước bọt Do đó có thể lây từ người này qua người khác do ăn uống chung.

Phát hiện và điều trị nhiễm HP như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh nhân có nhiễm HP hay không, hiện nay tại các cơ sở y tế chuyên khoa sử dụng các phương pháp: Nội soi (sinh thiết một mảnh niêm mạc dạ dày để tìm HP), huyết thanh chẩn đoán HP, thở urea hay còn gọi là PY test (thổi bong bóng),...

Về điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm HP, các loại thuốc thường được sử dụng gồm: thuốc trung hòa acid dịch vị thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axít dịch vị kháng sinh để diệt HP do thầy thuốc chỉ định. 

Người bệnh tuyệt đối không được tự dùng kháng sinh vì hiện nay vi khuẩn HP đã kháng nhiều loại kháng sinh, nhất là đối với người thường xuyên tự ý sử dụng kháng sinh. Sau mỗi đợt điều trị cần tái khám và làm các xét nghiệm kiểm tra đã diệt được vi khuẩn HP chưa theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Vi khuẩn HP lây qua đường ăn uống do đó do vậy việc đảm bảo vệ sinh như ăn uống thức ăn chín sẽ giúp làm giảm lây nhiễm. Khi có biểu hiện bệnh lý dạ dày như: buồn nôn nôn chán ăn đau bụng … cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để khám và xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh. Nếu trong gia đình có người đã bị viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày cần khám, xét nghiệm và điều trị sớm nếu nhiễm HP.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật