Vôi răng: Bao lâu nên lấy một lần để tránh làm hại men răng?
Bác sĩ Dương Anh Tuấn công tác tại Phòng nha Tâm Đức, TP HCM, cho biết vôi răng còn gọi là cao răng được hình thành từ mảng bám đã cứng lại. Thành phần chủ yếu của vôi là các chất khoáng vi khuẩn thức ăn bám quanh răng. Vôi thường tập trung nhiều quanh chân răng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng
Vôi răng không chỉ làm mất thẩm mĩ mà còn gây bệnh
Thời gian đầu mới hình thành vôi răng rất mềm. Trải qua một thời gian lắng đọng của canxi và vi khuẩn vôi trở nên cứng chắc và bám chặt vào chân răng dẫn tới viêm mô quanh răng, nha chu, tiêu xương, tuột nướu, rụng răng...
Để hạn chế tác hại của vôi răng, bác sĩ Tuấn khuyên mọi người nên thường xuyên đánh răng để lấy hết mảng bám và ngăn ngừa vôi xuất hiện. Khi thấy vôi bắt đầu hình thành quanh chân răng với đặc điểm là những mảng bám sẫm màu không trơn láng như cấu trúc răng bình thường, cần đến các cơ sở nha khoa để lấy sạch vôi.
Trên thực tế nhiều người lo ngại lấy vôi răng sẽ làm tổn hại men răng. Bác sĩ Tuấn khẳng định việc làm sạch vôi răng định kỳ đúng chỉ định không ảnh hưởng gì đến men răng. Trước kia các nha sĩ thường lấy vôi răng bằng dụng cụ cầm tay nên có nhiều hạn chế như không thể lấy hết vôi và dễ làm tổn thương nướu. Hiện nay nhiều cơ sở nha khoa đã áp dụng công nghệ lấy vôi răng bằng sóng siêu âm làm bể mảng vôi và được đưa ra ngoài dễ dàng.
Sử dụng sóng siêu âm giúp lấy vôi răng triệt để ở những vị trí sâu dưới nướu răng mà không tác động trực tiếp vào men răng nhờ đó hạn chế được những thương tổn về răng và bệnh viêm nha chu Sau khi lấy sạch vôi, bác sĩ sẽ đánh bóng lại bằng những dụng cụ thích hợp nhằm làm sạch những mảng vôi còn sót lại đồng thời làm bóng bề mặt răng, ngăn vôi bám trở lại.
Bác sĩ Tuấn khuyên tốt nhất nên lấy vôi răng định kỳ 6 tháng một lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng bệnh nha chu Đây là việc rất cần thiết đối với mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt bệnh nhân bị suy thận tiểu đường càng cần làm sạch vôi thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh nha chu.
Nên lấy vôi răng định kỳ 6 tháng một lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng bệnh nha chu
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:00 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:08 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:08 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:08 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:05 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:07 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:09 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:04 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:05 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023