Vượt qua khủng hoảng tâm lý sau hỏa hoạn như thế nào?

Sau những vụ cháy, bên cạnh những nỗi đau về thể xác, cả nạn nhân lẫn người cứu hộ đều có thể rơi vào tình trạng thái đau đớn về mặt tinh thần, lo âu, tuyệt vọng kéo dài. Việc chăm sóc, hồi phục tâm lý, vượt qua những ám ảnh kinh hoàng sau hỏa hoạn là vô cùng cần thiết.

Sau đám cháy tại chung cư Carina Plaza, người may mắn thoát chết vẫn chưa hết bàng hoàng, người thì đau xót khi biết tin người thân của mình đã ra đi vĩnh viễn. 

Cuộc sống của họ, chỉ sau một đêm đã thay đổi hoàn toàn: chỉ còn lại đau xót và cay đắng. Khuôn mặt thất thần vẫn còn điểm chút hoảng sợ và hãi hùng, như một cơn ác mộng mà chẳng ai muốn nhớ lại. Những nạn nhân may mắn thoát nạn phải sử dụng vỉa hè, sảnh tòa nhà làm nơi nằm nghỉ ăn uống chấp nhận cảnh "màn trời chiếu đất". Để trở lại cuộc sống bình thường và quên đi những ám ảnh kinh hoàng rạng sáng ngày 23/3 không phải là điều dễ dàng.

Cơn hỏa hoạn tại chung cư Carina Plaza đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng. Ảnh: Internet

Cơn hỏa hoạn tại chung cư Carina Plaza đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng. Ảnh: Internet

Theo các chuyên gia tâm lý, ám ảnh hay sang chấn tâm lý là điều đương nhiên xảy ra với những người vừa trải qua những sự việc khủng khiếp. Hầu hết cảm xúc tiêu cực sẽ dần tiêu tan sau vài ngày, song cũng có những trường hợp sang chấn nghiêm trọng ám ảnh suốt nhiều năm về sau.

Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như bùng nổ về cảm xúc (giận dữ, khóc lóc), khó ăn khó ngủ mất hứng thú, có triệu chứng cơ thể (đau đầu đau dạ dày mệt mỏi), cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng, lảng tránh gia đình bạn bè, lạm dụng rượu và các chất khác kéo dài từ hai tuần trở lên, bệnh nhân cần đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.

Đối với trẻ em và thiếu niên, trải nghiệm hỏa hoạn dễ dẫn đến rối loạn lo âu rối loạn giấc ngủác mộng Khả năng đối phó với cú sốc của một đứa trẻ chịu ảnh hưởng lớn từ bố mẹ và người chăm sóc nên phụ huynh cần cố gắng trở thành hình mẫu tốt để con tìm thấy sự an toàn. Người lớn cần cởi mở chia sẻ suy nghĩ, nỗi lo và ý tưởng với trẻ. Hãy động viên các con quay lại cuộc sống trước đây, bao gồm cả việc giải trí và tuyệt đối đừng bao giờ coi trẻ nhỏ như phương tiện trút căng thẳng sợ hãi.

Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA), sau hỏa hoạn, con người thường trải qua các giai đoạn từ sốc, giận dữ đến tuyệt vọng chán nản Họ phải đối mặt với sự kiệt quệ về thể chất và tinh thần khó tập trung, dễ cáu giận cãi vã, thay đổi khẩu vị và giấc ngủ Để vượt qua khủng hoảng tâm lý,họ cần chấp nhận phản ứng tiêu cực của bản thân, cố gắng duy trì các thói quen vốn có và kiên nhẫn, hiểu rằng mọi quá trình hồi phục đều cần thời gian. Ngoài ra, nên thưc hiện các điều dưới đây:

– Chăm chỉ tập thể dục thiền và hít thở sâu nhằm giảm stress

– Hạn chế tiếp xúc với cảnh tượng, âm thanh gợi nhớ hỏa hoạn, đặc biệt là từ tivi, radio hoặc báo chí.

– Cho phép bản thân khóc và giải tỏa cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh

– Cho phép bản thân được vui vẻ, hạnh phúc.

– Đưa ra vài quyết định nhỏ nhằm lấy lại sự kiểm soát trong cuộc sống. Nếu cần thiết và có thể, đưa ra quyết định lớn như chuyển đổi công việc.



– Hạn chế nghĩ về những điều bạn “đáng lẽ ra phải làm”.

– Không cô lập bản thân quá nhiều.

– Dành thời gian nói chuyện với bạn bè, gia đình và những người lành mạnh.

– Tập trung vào những gì giúp bạn thấy nhẹ nhõm.

– Tránh xa các chất làm thay đổi tâm trạng như rượu cùng các loại thuốc

– Nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì chu kỳ thức – ngủ vốn có.

– Ăn uống cân bằng, lành mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật