Túi chườm lạnh hình tròn vải 6" và một số thông tin cơ bản

Túi chườm lạnh hình tròn vải 6" có tác dụng làm tăng ngưỡng kích thích của các sợi cơ, làm co mạch, giảm lượng máu lưu thông ở vùng tổn thương dẫn đến giảm phù nề, giảm đau. Dưới đây là một số thông tin về sản phẩm bạn có thể tham khảo.

Túi chườm lạnh hình tròn vải 6" và một số thông tin cơ bản

Hãng sản xuất: Greetmed - Trung Quốc

- Túi chườm lạnh vải tròn 6", chấm bi xanh: 30.000

- Túi chườm lạnh vải tròn 6 nhiều hình ảnh 5 màu: 35.000

Túi chườm lạnh hình tròn vải 6

Túi chườm lạnh hình tròn vải 6" và một số thông tin cơ bản

1. Mô tả sản phẩm

- Túi làm bằng vải không thấm nước

- Nắp vặn bằng nhựa cứng an toàn, không rỉ nước

- Size: 6" và 9"

2. Giới thiệu phương pháp chườm lạnh

Trong lao động, vui chơi tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, con người có thể bị tai nạn gây nên các chấn thương khác nhau như bong gân sai khớp bầm dập cơ gãy xương điện giật, bỏng... Để cấp cứu tại chỗ, có các kỹ thuật cơ bản như băng bó cầm máu cố định, vận chuyển và hô hấp nhân tạo... tùy theo tình trạng chấn thương. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta lại quên không dùng liệu pháp chườm lạnh.

Với một số chấn thương thường gặp như bong gân, bầm dập cơ, rách cơ, giãn rách dây chằng ở mức độ vừa và nhẹ, có thể tiến hành tự chữa trị tại nhà, việc dùng chườm lạnh lại đặc biệt hiệu quả. Khi bị các chấn thương này, tùy thuộc vào mức độ tổn thương, trong giai đoạn từ 24-72 giờ đầu, vùng tổn thương cần yên tĩnh hoàn toàn để thực hiện các biện pháp như chườm lạnh, cố định và nâng cao tư thế vùng tổn thương.

Chườm lạnh trên vùng chấn thương được sử dụng như một phương pháp độc lập, nằm trong quy trình điều trị chấn thương thông thường nói chung và chấn thương thể thao nói riêng. Phương pháp này đơn giản nhưng hiệu quả mà nó đem lại vô cùng to lớn.

Túi chườm lạnh có tác dụng làm tăng ngưỡng kích thích của các sợi cơ, làm co mạch, giảm lượng máu lưu thông ở vùng tổn thương dẫn đến giảm phù nề giảm đau Chườm lạnh làm giảm co thắt cơ dẫn đến cải thiện tuần hoàn và kết quả là giảm rối loạn chuyển hóa ở vùng bị chấn thương. Để đạt được hiệu quả cao nhất, chườm lạnh cần phải được tiến hành ngay ở những phút đầu tiên sau khi bị chấn thương. Trong 48-72 giờ đầu, việc chườm lạnh cần được tiến hành thường xuyên. Mỗi đợt chườm lạnh kéo dài từ 5-10 phút, thời gian nghỉ giữa hai đợt khoảng 120-180 phút (trong 24 giờ đầu cần tiến hành thường xuyên hơn, thời gian nghỉ giữa hai đợt khoảng 30-60 phút). Tùy theo mức độ chấn thương, chườm lạnh có thể được tiến hành cho đến ngày thứ 7 sau chấn thương với tần suất giảm dần.

Cảm giác đặc trưng khi sử dụng phương pháp này là vùng được chườm cảm thấy lạnh đau buốt và cuối cùng là cảm giác tê dại. Tránh những chuyển động gây đau, vì đau có thể gây hiện tượng co thắt. Vùng tổn thương phải được thả lỏng tối đa để quá trình hồi phục diễn ra dễ dàng

3. Cách chườm lạnh

Kỹ thuật chườm lạnh

Mở nắp túi chườm rồi cho nước đá hoặc đá chưa tan đập nhỏ bỏ vào trong túi chườm rồi vặn chặt nắp lại (nhiệt độ nước đá khoảng 0-3 độ C).

Chườm

Đặt túi chườm lên vùng cần chườm, nên lót một lớp khăn mỏng, hoặc tại vùng chườm lạnh nên bôi một lớp kem trung tính, vaselin... để tránh nguy cơ bị tổn thương do lạnh, không để túi chườm trực tiếp lên da. Áp nhẹ túi chườm lên bề mặt da vùng chấn thương, xoa nhẹ theo đường tròn đồng tâm trong 5-10 phút tùy đặc điểm giải phẫu của vùng tổn thương.

Khi nào thì chườm lạnh?

Khi bị bong gân, sai khớp, bầm dập cơ, bị sưng do va chạm, sốt chảy máu cam đau đầu cháy nắng hay bỏng nhẹ, côn trùng cắn,… bạn có thể dùng túi chườm lạnh, liệu pháp này giúp giảm đau và phù nề do làm tăng ngưỡng kích thích của các sợi cơ, gây co mạch, giảm lượng máu lưu thông ở vùng tổn thương.

Cách chườm nóng

Cách chườm nóng

Chườm lạnh thì trong bao lâu?

Cần chú ý thời gian chườm lạnh cần ngắn trong vài phút, không kéo dài để tránh gây tổn thương mô. Khoãng cách giữa các lần chườm là 3-4 tiếng. Với những chấn thương nhẹ, phù nề và rớm máu ít, chỉ cần áp dụng chườm lạnh trong 24-48 giờ đầu là đủ.

4. Lưu ý không chườm lạnh

- Trên vùng da không được khỏe.

- Trên vùng da ít cảm nhận sự nóng lạnh.

- Trên vùng da có tuần hoàn máu kém.

- Ở bệnh nhân tiểu đường

- Ở người đang bị nhiễm trùng

- Ngoài ra, cũng không được chườm lạnh trên vùng vai trái nếu bạn bị bệnh tim

- Không chườm lạnh ở phía trước và hai bên cổ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật