Đây là lý do tại sao bạn không nên nhịn đi đại tiện và tiểu tiện

Thói quen nhịn đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tăng khả năng mắc bệnh trĩ, ung thư, thậm chí tử vong...

Đi tiểu, đại tiện là việc phải làm mỗi ngày. Tuy nhiên, một số người lại có thói quen kìm hãm tiểu, đại tiện. Việc này thường không gây ảnh hưởng lớn nếu bạn chỉ đôi khi mới 'nhịn'. Nhưng khi trở thành thói quen, nhịn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khoẻ

Mất mạng vì nhịn đại tiện

Việc nhịn đại tiện trong thời gian dài khiến ruột già bệnh nhân phình to, chèn ép khoang ngực dẫn đến đau tim thậm chí nó còn xô lệch vị trí những nội tạng khác. Do không sớm đi điều trị nên tình trạng càng trở nên nặng nề, cướp đi tính mạng.

Nhịn tiểu có thể dẫn đến vỡ bàng quang

Vỡ bàng quang là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, có thể dẫn đến viêm xương chậu viêm tấy vùng tiểu khung, xơ hoá khoang sau phúc mạc, thậm chí tử vong

Thông thường, dung tích khoảng 250 - 350 ml, bàng quang sẽ căng giãn, não bộ báo hiệu gây cảm giác buồn đi tiểu. Nếu vượt qua 400 ml, cảm giác rất buồn, 600 ml thì đau tức không chịu nổi. Lúc này, thường có biểu hiện đái dầm Nhưng với người không thể đào thải được, khả năng vỡ bàng quang sẽ rất cao, nguy hiểm cho tính mạng.

Tăng nguy cơ mắc ung thư đường ruột

Thói quen nhịn đi 'nặng' sẽ khiến bạn dễ mắc chứng táo bón Do đại tràng thường rút nước từ chất thải đường tiêu hoá, nhịn càng lâu, phân càng khô cứng, khó được đào thải ra ngoài.

Việc cố rặn khiến hậu môn dễ bị rách, chảy máu… gây ra táo bón Đặc biệt là trẻ nhỏ càng ngại đi đại tiện, khiến hậu quả trở nên xấu hơn khi trưởng thành. Chất thải cũng chứa nhiều độc tố không đào thải kịp khiến độc tố giữ lại trong người khiến cơ thể suy nhược mệt mỏi

Tình trạng kéo dài sẽ là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ thậm chí ung thư đường ruột.

Sa trực tràng do ngại đi đại tiện

Nhịn đi đại tiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh sa trực tràng (lòi ruột). Khi phân xuống trực tràng sẽ kích thích việc đi ngoài. Việc nhịn làm trực tràng có thói quen giữ phân, không còn kích thích như trước dẫn đến bệnh sa trực tràng

Ở giai đoạn đầu, ruột chỉ sa khi rặn mạnh, nhưng để lâu, sa tăng lên, không thể đưa vào như ban đầu. Do cơ hậu môn co thắt, đoạn trực tràng sa bị nghẽn, lâu có thể hoại tử gây viêm dưới phúc mạc, ảnh hưởng xấu đến tính mạng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Việc nước tiểu ứ đọng trong bàng quang lâu ngày sẽ là môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng đường tiết niệu Ở trẻ nhỏ, việc nhiễm trùng có thể gây biến chứng sẹo thận tiền cao huyết áp Việc nhịn tiểu làm trào ngược bàng quang niệu quản gây nhiễm trùng thận, dẫn đến suy thận có thể gây tử vong. Với người lớn, nhịn tiểu lâu ngày gây suy thận viêm thận bể thận nhiễm trùng huyết… thai phụ có thể đẻ non, nhiễm trùng sơ sinh…

Việc nhịn tiểu cũng là tác nhân gây sỏi đường niệu, tạo thói quen tiểu són, tiểu rắt…

Để giảm thiểu những căn bệnh do nhịn đi đại tiểu tiện, mọi người cần tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày, vào một khung giờ nhất định. Giải quyết ngay khi cảm thấy buồn đi vệ sinh. Ngoài ra, cần tăng cường uống nước ăn rau củ… để việc đào thải trở nên dễ dàng hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật