Giật mình: Những thói quen của mẹ Việt khiến cả nhà "ăn chì" hàng ngày mà không biết

Dưới đây là những thói quen thường ngày khiến gia đình bạn nhiễm độc chì không phải ai cũng biết.

Những thông tin liên quan đến thực phẩm chứa lượng chì vượt ngưỡng cho phép ở cơ thể khiến người dân không khỏi hoang mang. Chì phá hủy các nhóm chức thiol (SH) trong các protein làm bất hoạt các enzyme dẫn đến rối loạn các cơ quan và chức năng trong cơ thể, các chứng bệnh thiếu máu suy thận vô sinh chậm phát triển trí lực, tính tình hung hãn…

Trẻ nhỏ và bào thai bị chì tác độc mạnh hơn người trưởng thành. Ở trẻ em, trong khoảng nhiễm chì từ 5 đến 35 microgram trên 100mL máu (5-35 mcg/dL), thì cứ mỗi 1 microgram (1 phần triệu của 1 gram) chì tăng thêm sẽ tương ứng với chỉ số IQ (chỉ số thông minh) giảm đi 2-4 điểm.

Đặc biệt, khác với những kim loại nặng khác như thủy ngân các nhà khoa học không xác định được liều nhiễm chì tối thiểu là bao nhiêu thì hoàn toàn vô hại!

Bởi vậy nhiều người nghĩ đến cách bài trừ những loại nước uống này khỏi chế độ ăn uống hàng ngày với hi vọng sẽ loại bỏ chì ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn có biết, trong cuộc sống hàng ngày, bạn vô tình có thể mắc phải những thói quen khiến cơ thể nhiễm độc chì mà không hề hay biết.

Sử dụng giấy báo để gói thực phẩm

Bạn có thường xuyên ăn xôi sáng được gói ngoài bằng giấy báo? Mực sử dụng để in giấy báo, sách dù ở dạng in màu hay in đen trắng đều chứa những hợp chất có chì, gây nguy hại đến sức khỏe con người. Khi bạn sử dụng giấy báo để gói thức ăn, mực từ giấy sẽ thấm vào thức ăn, theo đường miệng đi vào hệ tiêu hóa tích tụ và gây độc hệ thần kinh trung ương gan máu, xương, thậm chí là cả hệ sinh sản của cả nam và nữ.

Sử dụng giấy báo để gói thực phẩm

Sử dụng giấy báo để gói thực phẩm

Cho trẻ sử dụng những loại đồ chơi chứa chì

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 600.000 trường hợp trẻ em bị thiểu năng trí tuệ vì tiếp xúc với chì.

Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc con mình không tiếp xúc với môi trường độc hại nhiễm chì, vậy tại sao vẫn có dấu hiệu nhiễm chì? Bởi xung quanh ngôi nhà của bạn đã có vô số các vật dụng bị nhiễm chì mà các bé vô tình đã ngậm hoặc nuốt vào như: đồ chơi bằng gỗ có lớp sơn nhiễm chì, những ngôi nhà hay những món đồ chơi có màu sắc sặc sỡ… Tất cả đều bị sử dụng thuốc nhuộm hay được phủ bởi lớp sơn nhiễm chì.

Lưu ý: Cần thận trọng khi mua đồ chơi cho con và dặn con không được ngậm đồ trong miệng ngay cả khi chúng được cho là an toàn.

Sử dụng những sản phẩm làm đẹp có chì

Làm đẹp là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chị em. Nhưng nếu không cẩn thận, chính bạn lại đang dùng mỹ phẩm hủy hoại đi nhan sắc vốn có của mình. Những sản phẩm mỹ phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc thường đi kèm với nguy cơ nhiễm độc chì cao. Trong đó son môi là một trong những sản phẩm không thể thiếu của chị em – cũng chính là sản phẩm làm đẹp hàng đầu chứa lượng chì cực cao, do vị trí tiếp xúc là môi nên càng có khả năng khiến bạn nuốt vào cơ thể. Ngoài son môi, bút kẻ mắt đứng thứ hai trong những loại mỹ phẩm chứa nhiều chì. Do đó, chị em cần hết sức lưu ý trong việc sử dụng những sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp có xuất xứ, nhãn mác uy tín, chất lượng.

Tiêu thụ thực phẩm nhiễm độc chì

Rau quả tươi có thể bị nhiễm chì từ đất, nước tưới. Đặc biệt, những loại phân bón rau quả đều chứa một lượng chì nhất định, dễ dàng đi vào cây trồng trong quá trình hấp thụ để phát triển. Những thức ăn hải sản, đặc biệt là cá biển có chứa lượng muối Hg methylmercury cao, có khả năng tích tụ chì trong cơ thể là rất lớn.

Sử dụng những sản phẩm, hộp hàn chứa chì

Ống dẫn nước bằng đồng hoặc hàn bằng đồng và chì có thể giải phóng các hạt chì vào trong nước máy Mặc dù sử dụng hàn chì trong những ống dẫn nước bị cấm ở Hoa Kỳ nhưng nó vẫn được sử dụng ở một số nước trên thế giới. Ngoài ra, những sản phẩm như xoong chảo, bát đĩa - đặc biệt là dạng bát nung cũng có thể chứa lượng chì trong quá trình tạo ra sản phẩm.

Sử dụng sơn tường chứa chì

Chì được sử dụng vào mục đích tăng độ đậm đặc và màu sắc bắt mắt hơn cho các loại sơn. Chì được pha thêm vào sơn tường khiến sơn ít bị rạn nứt, tăng độ bền cho sản phẩm, hơn nữa chì còn có tác dụng làm sơn nhanh khô. Bài toán kinh tế được đặt ra, nên một số nhà sản xuất đã "bỏ quên" những mối nguy hại cho sức khỏe con người mà sơn pha chì mang lại. Chỉ sau một thời gian sử dụng, lớp sơn bắt đầu bong tróc và bụi của chúng có thể bay khắp nơi, khiến người sống trong nhà dễ hít phải chất bụi độc hại nhiễm chì ấy.

Lưu ý: Nếu nghi ngờ ngôi nhà của mình được sơn bằng sơn chứa chì, bạn hãy xử lí ngay. Bạn nên chọn các loại sơn trong nhà và ngoài trời không chứa chì.

Nhận biết nhiễm độc chì

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nếu chì gây ngộ độc rõ ràng ở trẻ, chúng sẽ gặp các triệu chứng như hôn mê co giật có thể tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi mệt mỏi khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém, chậm phát triển tinh thần Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật), 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ co giật mù, liệt) vĩnh viễn. Ngoài ra, trẻ bị đau bụng chán ăn thiếu máu

Tuy nhiên, bác sĩ cho hay đa số trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng và xét nghiệm. Đây là một điều đáng lo ngại vì chì ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Còn với người lớn, biểu hiện nhiễm độc chì như lơ mơ, lẫn lộn, sảng, dễ buồn ngủ mất ngủ hôn mê, co giật đau đầu mất trí nhớ liệt. Miệng có vị kim loại, chán ăn táo bón cơn đau bụng đau cơ yếu cơ đau khớp thiếu máu Đặc biệt, chì làm giảm tình dục giảm khả năng sinh đẻ, dễ sảy thai đẻ non, chậm phát triển thai, dị dạng thai cho người đang trong độ tuổi sinh sản.

Khi bị ngộ độc mạn tính, người bệnh sẽ có biểu hiện ở nhiều cơ quan với nồng độ chì trong máu khác nhau song thường chỉ được phát hiện khi xét nghiệm và khám chuyên khoa.

Do đó, PGS Dũng khuyến cáo, khi chúng ta có bất kỳ tiếp xúc nào với các nguồn chì nêu trên và nghi ngờ bị ngộ độc thì cần đi khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về việc tiếp xúc với các nguồn chì, thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp xúc, nguồn gốc của chì, các biểu hiện bất thường. Người bệnh sẽ được khám và có thể làm các xét nghiệm cần thiết.

Trong đó, xét nghiệm chì máu (lấy máu tĩnh mạch) là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán xác định bị ngộ độc chì hay không.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật