Khói bếp nấu ăn gây ung thư phổi, các bà nội trợ để ý nhé

Nhiều người đặc biệt là phụ nữ phải bỏ ra hàng giờ để nấu ăn mỗi ngày và chịu ảnh hưởng sức khỏe từ khói nấu ăn.

Khói nấu ăn có thể gây ung thư?

Bà Tay, một người phụ nữ Singapore 50 tuổi, bị ung thư phổi giai đoạn đầu. Tuy nhiên, suốt cuộc đời người phụ nữ này chưa bao giờ hút thuốc lá. Cả những người thân sống cùng cùng căn hộ với bà cũng vậy. Nhưng công việc chính của bà là nấu ăn.

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy việc nấu ăn, cụ thể hơn là thường xuyên dùng chảo để xào rán có thể là nguyên nhân đã làm tăng các chất gây ung thư trong cơ thể của bà Tay.

Một nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học quốc gia Singapore, Koh Woon-Puay cùng với nhóm nghiên cứu từ Mỹ đã thực hiện thu thập và so sánh số liệu từ 328 phụ nữ Singapore gốc Hoa không hút thuốc lá Qua việc nghiên cứu mẫu nước tiểu và những câu trả lời về thói quen nấu ăn và các yếu tố khác của các đối tượng, kết quả cho thấy việc thường xuyên xào rán làm tăng đáng kể nồng độ các chất có thể tấn công ADN người là acrolein và crotonaldehyde do lượng lớn khói dầu ăn tạo ra trong quá trình xào rán thức ăn trên chảo. 

Nấu nướng ở nhiệt độ càng cao dầu ăn càng sinh ra nhiều chất độc hại. Ở nhiệt độ khoảng 60oC, dầu ăn sẽ bắt đầu quá trình ôxy hóa. Trên 100oC, các axít béo bắt đầu phân hủy thành nhiều hợp chất có hại glycerin sẽ tổng hợp thành acrolein, chính là khói dầu có vị cay nồng. Độc tính của dầu ăn sẽ trở nên mạnh hơn ở mức trên 200oC đến mức dầu bốc lửa. Người hít phải khói này chắc chắn sẽ rất hại sức khoẻ. Hầu hết các món rán đều phải để dầu sôi nhiệt độ cao, việc khói dầu lan tỏa trong nhà, đặc biệt là nhà kín, tiềm ẩn nhiều nguy hại.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng nghiên cứu chưa đủ để đưa ra kết luận khói dầu ăn là nguyên nhân gây ung thư Nhiều chuyên gia khác cũng nhất trí rằng cần tiến hành nghiên cứu thêm.

Các tác hại khác

Khói nấu nướng phóng ra từ dầu ăn có vị cay nồng, kích thích niêm mạc mũi, mắt, họng, làm tổn thương tổ chức tế bào của đường hô hấp có thể dẫn đến các bệnh đường hô hấp như viêm mũi viêm họng viêm khí quản. Thường xuyên hít phải loại khói dầu ăn này còn có thể dẫn đến hen suyễn từ đó tăng cao nguy cơ ung thư phổi. 

Trong không gian kín của bếp, các chất khí độc hại như CO2 CO, NO2 từ các nguyên liệu đốt trong nhà bếp như khí than, hơi gas, khói bốc lên từ dầu ăn khiến người nấu ăn cảm thấy choáng váng mệt mỏi

Khói nóng thậm chí có thể gây bỏng thanh quản khi hít phải.

Một số cách giảm tác hại của khói

Để giảm thiểu tác hại của khói trong gian bếp, việc đầu tiên phải làm là luôn giữ cho không gian nấu nướng sạch sẽ và thông thoáng. Thiết kế một cửa sổ ở khu vực nấu ăn để gian bếp thoáng đãng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một số loại cây xanh có tác dụng khử khói, khử độc tố trong bếp.

Thay đổi thói quen nấu ăn

Nhiệt độ dầu không cần quá nóng, khi đun nấu cố gắng khống chế nhiệt độ ở khoảng trên dưới 200oC để hạn chế khói từ chảo dầu bốc lên, giảm thiểu khói dầu ăn và giữ được dinh dưỡng trong các thực phẩm một cách hiệu quả. Ngoài ra, không nên sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, chọn mua dầu ăn đảm bảo, ít tạp chất để tránh sản sinh ra càng nhiều độc tố trong khi nấu nướng.

 

Có hệ thống thông gió, sử dụng máy hút mùi

Cần lắp đặt hệ thống thoáng gió nhà bếp, khi nấu nướng, bật máy hút mùi để hút sạch khói bụi dầu mỡ, hơi nước và các chất gây mùi, giảm tiếp xúc với khói khi nấu ăn và sau khi kết thúc quá trình nấu nướng cần mở cửa sổ cho thông gió ít nhất là 10 phút. Hệ thống hút mùi cũng cần được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên.

Giảm thiểu các món chiên xào

Các bà nội trợ có thể sử dụng nhiều phương pháp chế biến thức ăn không khói dầu như luộc, hầm, chưng, giảm thiểu các món ăn chiên xào, như vậy cũng giảm tác hại của khói dầu.

Khí độc trong nhà bếp thường tồn lưu rất lâu nếu không khí nhà bếp không được lưu thông và làm sạch. Vì vậy, nên lau dọn bếp thường xuyên để tránh khí độc tích tụ gây hại sức khoẻ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật