Ngăn chặn nhiệt miệng hiệu quả bằng thói quen ăn uống hằng ngày

Nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống.

Nhiệt miệng thực chất là một tổn thương ở niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân gây ra như răng sâu viêm quanh răng hoặc do những sang chấn từ bên ngoài, hoặc do nhiễm khuẩn…

Nhiệt miệng thực chất là một tổn thương ở niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân gây ra như răng sâu viêm quanh răng, hoặc do những sang chấn từ bên ngoài, hoặc do nhiễm khuẩn… Bệnh không nguy hiểm nhưng gây đau đớn, khó chịu, nhất là khi ăn uống và vệ sinh răng miệng và rất dễ tái phát. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa không khó.

Nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ chưa cần dùng thuốc bạn có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà tương đối hiệu quả sau:

Về chế độ ăn cần ăn nhiều đồ mát như: Uống bột sắn dây uống nước cam chanh… sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ. Hàng ngày có thể nấu nước rau má rau ngô, đỗ đen uống hằng ngày thay cho nước lọc và phải uống đủ 1,5-2 lít/ngày.

Ngoài ra ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt tỏi gừng, tiêu… và nên ăn nhạt. Kiêng đặc biệt nước đá lạnh. Khi ăn xong súc miệng và ngậm nước muối ấm pha loãng.

Để giảm đau nhiệt miệng có thể dùng đinh hương 10g cam thảo 6g cho vào ấm hãm như trà lấy nước ấm ngậm từng ngụm một lưu giữ trong miệng chừng từ 2 – 4 phút và nhổ ra cũng làm dịu đau nơi vết loét trong miệng, lưỡi. Hoặc có thể lấy lô hội trà xanh nấu nước giảm đau rất hiệu nghiệm.

Để tránh tái phát sau khi đỡ có thể lấy lá tre 16g, cam thảo 6g, sa nhân 4g. Cho vào ấm đổ 550ml nước sắc nhỏ lửa còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày sẽ rất hiệu nghiệm.

Nhiệt miệng thường tái phát, do thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi khiến ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic. Vì vậy, để phòng tránh nhiệt miệng trước hết cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thường xuyên vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối loãng. Trường hợp nhiệt miệng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, có những dấu hiệu bất thường như sưng thành một đám cứng không có giới hạn chảy máu hoặc có dấu hiệu của nhiễm trùng như môi khô, lưỡi bẩn, sốt…, thì phải đến khám bác sĩ chuyên khoa răng - hàm - mặt để xác định tổn thương có liên quan đến tổ chức lân cận hay không và có cách chữa trị cụ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật