Ngủ đủ quan trọng thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

Giấc ngủ không những giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp nhờ những tác dụng tích cực đến trái tim, cân nặng, trí nhớ... 

1. Phục hồi, trẻ hóa và tái tạo da:

Ngủ là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể chúng ta, không chỉ để nghỉ ngơi mà đồng thời giúp cơ thể giải độc, tái tạo cũng như phục hồi lại làn da bị khô, loại bỏ da chết qua tuyến bã nhờnmồ hôi Một giấc ngủ sâu, giúp cơ thể chúng ta tái tạo những thiệt hại ở cấp độ tế bào

Với làn da giấc ngủ là cơ hội để khôi phục lại những ảnh hưởng từ những căng thẳng stress những chất độc hại, tia cực tím hay những gì có hại khi da tiếp xúc vào ban ngày.

2. Tăng khả năng tập trung:

Thiếu ngủ không chỉ làm giảm khả năng tập trung vào công việc mà còn khiến chúng ta “lơ đễnh” khi điều khiển xe. Chứng bệnh não sương mù do thiếu ngủ gây ra có thể khiến chúng ta gây ra tai nạn, té ngã và nhiều sự cố không mong muốn. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nguy hiểm đối với một người ngủ gật khi điều khiển xe cũng giống như một người trong tình trạng say rượu Thống kê của các tổ chức y tế còn cho thấy tỷ lệ người bị chấn thương nặng, tàn phế thậm chí tử vong do tai nạn giao thông trên thế giới ngày càng gia tăng do không kiểm soát được tay lái vì uống rượu và ngủ gật.

3. Giảm nguy cơ bệnh tật:

Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào giấc ngủ, vì nó có vai trò chiến đấu và bảo vệ cơ thể cũng như những cơ quan khác ngay cả khi chúng ta nghỉ ngơi và ngủ. Thiếu ngủ kéo dài đồng nghĩa với những hoạt động của hệ miễn dịch sẽ ngày càng trì trệ và yếu đi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể gây ra nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm tàn phá cơ thể.

Giấc ngủ không những giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp nhờ những tác dụng tích cực đến trái tim, cân nặng, trí nhớ

Giấc ngủ không những giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp nhờ những tác dụng tích cực đến trái tim, cân nặng, trí nhớ

4. Giảm stress, căng thẳng:

Khi bắt đầu đi ngủ, cơ thể chúng ta sản sinh ra những kích thích tố serotonin, melatonin (có thể điều chỉnh một số chức năng sinh học). Nếu thiếu 2 loại hormone này có thể gây ra một số biến chứng cho sức khỏe Ngoài ra, thiếu ngủ còn khiến cơ thể sản sinh ra 2 loại hormoneadrenaline và cortisol, sẽ làm tăng nhịp tim huyết áp cao, tăng lượng đường trong máu, thay đổi các phản ứng của hệ miễn dịch ức chế hệ tiêu hóa và thậm chí vô hiệu hóa hệ thống sinh sản.

5. Cải thiện trí nhớ

Không có gì đáng ngạc nhiên khi khoa học đã nghiên cứu, trong giấc ngủ, tâm trí của bạn vô cùng bận rộn. Đây là khoảng thời gian tâm trí của bạn được khôi phục và trở nên minh mẫn hơn khi bạn thức dậy. 

Nếu bạn muốn ghi nhớ một điều gì đó mà trong khi thức rất khó để làm được thì trong giấc ngủ  bạn có thể nhớ điều đó một cách dễ dàng.

6. Sống thọ hơn

Không ngủ được sẽ tỷ lệ thuận với tuổi thọ của bạn. Trong một nghiên cứu vào năm 2010 trên những phụ nữ từ 50 đến 79 tuổi, thì phần lớn những người đã qua đời thường ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm. 

Điều đó chứng tỏ tuổi thọ và chất lượng của cuộc sống phụ thuộc vào giấc ngủ của bạn. Nếu bạn có những giấc ngủ ngon thì bạn sẽ có một cuộc sống tốt. 

7. Kiềm chế sự nóng giận

Sự nóng giận sẽ làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim đột quỵ tăng huyết áp…

Nghiên cứu cho thấy những người ngủ dưới 6 tiếng một ngày sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn và dễ nóng giận hơn.  

8. Khích lệ óc sáng tạo

Nếu bạn có một giấc ngủ tốt, bạn sẽ có một tinh thần sảng khoái và đầu óc minh mẫn. Chính vì vậy, ngoài tăng cường khả năng ghi nhớ thì điều này còn khích lệ óc sáng tạo bởi não bạn sẽ hoạt động tốt hơn. 

Những nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy óc sáng tạo và trí nhớ của con người hoạt động tốt hơn trong giấc ngủ và ngủ đủ giấc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật