Những điều chúng ta cần lưu ý khi trời ngày càng nóng

Cái nắng gay gắt, không khí oi nồng không chỉ làm bạn khó chịu mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.

Không nên cởi trần nằm trên chiếu

Cởi trần nằm trên chiếu sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên mồ hôi trên người sẽ trực tiếp rỏ lên trên chiếu, các chất muối và chất hữu cơ chứa trong mồ hôi sẽ tích tụ trong khe chiếu vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, nguy cơ mắc các loại bệnh viêm nhiễm da là rất cao. Ngoài ra, nằm cởi trần, đến nửa đêm nhiệt độ giảm xuống, bạn cũng dễ bị cảm.

Chăm sóc mắt trong mùa nóng

- Tập thói quen bắt đầu ngày mới bằng việc rửa mắt với nước lạnh. Điều này rất tốt cho mắt và giúp tạo tinh thần sảng khoái cho công việc.

- Tránh dùng quá nhiều thuốc nhỏ mắt Tốt hơn hết hãy thay thuốc nhỏ mắt bằng một giọt nước ép dưa leo, bởi nó sẽ giúp làm sạch và mát mắt.

- Không đọc sách, báo trong ánh sáng yếu. Để đèn chiếu từ phía sau hoặc từ trên xuống trang sách, thay vì để bóng đèn chiếu thẳng vào mắt.

- Không nên để mắt làm việc quá căng thẳng (trên 2 giờ liên tục). Hãy để mắt được nghỉ ngơi trong vòng 10 phút trước khi tiếp tục làm việc.

- Không dụi mắt hoặc vùng da xung quanh mắt. Điều này rất dễ làm xước giác mạc và gây tổn thương cho mắt.

- Cần tránh tuyệt đối việc để kem dưỡng da hoặc các loại hóa chất rơi vào mắt. Trong trường hợp không may bị hóa chất bắn vào mắt, cần nhanh chóng rửa ngay bằng nước sạch.

- Cần chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt, nhất là vitamin A.

Không nên ngồi, nằm trong chỗ râm mát quá lâu

Nếu bạn ngồi, nằm dưới thềm nhà, dưới bóng cây hay cạnh ao hồ quá lâu, do ẩm và mát, sau này dễ dẫn tới phong thấp ngạt mũi đau họng mẩn ngứa

Tránh bị mất nước khi trời nóng gắt

Nhu cầu chung của một người là 40ml nước cho 1kg cân nặng một ngày. Người nặng 50kg một ngày cần khoảng 2 lít nước. Nhu cầu nước của trẻ em gấp ba lần người lớn. Nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt độ tăng lên 1OC, nhu cầu nước tăng 12%.

Đối với một số đối tượng như trẻ nhỏ, vận động viên luyện tập nặng, người bệnh nặng và người cao tuổi cần phải được chủ động bổ sung nước thường xuyên mà không chỉ dựa vào cảm giác khát đơn thuần.

Không nên dùng quạt điện và điều hòa quá lâu

Mùa hè, nhiệt độ ngoài da tương đối cao mạch máu ngoài da cũng ở trạng thái giãn ra, nếu bạn dùng quạt điện hay điều hòa quá lâu, hơi lạnh thổi thẳng vào người, sẽ dễ dẫn tới việc làm cho màu ở cục bộ bị ngăn trở, khiến cơ bắp bị đau đồng thời dễ sinh cảm cúm

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Thời tiết nắng nóng là điều kiện lý tưởng làm thực phẩm đã chế biến để ngoài nhiệt độ bình thường dễ bị ôi thiu nhiễm khuẩn Do đó hãy nấu thức ăn ngay trước khi dùng, nếu nấu trước hoặc có thức ăn thừa phải bảo quản bằng tủ lạnh, tránh để ngoài nhiệt độ tự nhiên quá hai giờ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ngộ độc thực phẩm (nôn ói đau bụng và tiêu chảy). nếu không lưu ý điều này, các loại bệnh đường ruột có thể sẽ ghé thăm nhà bạn.

Coi chừng nhiễm lạnh giữa mùa nóng

Trẻ có thể bị nhiễm lạnh ngay cả khi thời tiết nóng. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ vẫn nghĩ là trẻ còn yếu ớt mỏng manh nên dù trời nóng thế nào, cha mẹ vẫn trùm con kín mít khi ra đường. khi dừng lại, cha mẹ cởi đồ cho trẻ hoặc đưa trẻ đi tắm rửa ngày, chỉ cần một cơn gió nhẹ thoảng qua mồ hôi bốc hơi ào ào, thế là trẻ bị nhiễm lạnh. Hoặc trẻ đang chơi giỡn hăng say mồ hôi túa ra đầm đìa, trẻ uống vội một cốc nước lạnh, hoặc ra quạt máy đứng, hoặc tắm nước lạnh… cũng bị nhiễm lạnh.

Không nên làm mát gấp khi quá nóng

Nhiều người, vào mùa hè, sau khi hoạt động ngoài trời, để nhanh chóng bớt mồ hôi và không còn bị nóng, đã bật quạt thật mạnh hoặc dội nước lạnh vào người. Điều này sẽ khiến cho chân lông mau khép kín, nhiệt lượng cơ thể khó tán phát, dễ gây sốt cao. Đồng thời, nhiệt độ thay đổi quá nhanh, mạch máu não nhanh chóng co rút có thể dẫn tới thiếu máu não, khiến bị nhức đầu chóng mặt

5 biện pháp giúp trẻ né bệnh mùa nóng

Mùa nắng nóng trẻ em rất dễ mắc bệnh do thời tiết khó chịu. Do đó, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

- Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt.

- việc chế biến và bảo quản đồ ăn thức uống phải đảm bảo sạch sẽ nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

- Giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.

- Để bồi hoàn lượng nước cần thiết cho cơ thể cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây nước cam tươi nước dừa tươi, nước sôi nguội…

- Tiêm ngừa đầy đủ những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp trè được bảo vệ tốt nhất trong mùa nắng nóng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật