Làm sao để sử dụng rau mầm đúng cách nhất tốt cho sức khỏe?

Rau mầm chứa nhiều chất dinh dưỡng quý nhưng không phải mầm cây nào cũng tốt, cũng vô hại. Đã từng xảy ra những vụ ngộ độc rau mầm, gây nguy hiểm cho sức khoẻ người ăn rau.

Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng rau mầm:

Loại rau giàu dưỡng chất

Rau mầm là tên gọi chung cho nhiều thứ mầm non khác nhau rau trồng bằng các loại hạt giống phổ biến như: củ cải cải bẹ xanh đậu xanh đậu đỏ đậu trắng cải ngọt, cải tần ô rau muống cỏ linh lăng, vừng đen, rau dền… 

Có thể chia rau mầm làm hai loại: rau mầm trắng (trồng trong điều kiện không có ánh sáng, vì vậy rau có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng), rau mầm xanh (trồng trong điều kiện có ánh sáng, vì vậy rau có thân trắng hơi xanh và lá mầm xanh).

Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E…), amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Nhờ giàu vitamin rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn.

Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp người ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ, chuyển hoá các chất phức tạp. Theo nghiên cứu của một số nhà dinh dưỡng học Mỹ rau mầm thích hợp cho các chế độ ăn kiêng và còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ ung thư

Có thể gây ngộ độc

Khoảng giữa tháng 5.2010, cơ quan quản lý thực phẩm tại tiểu bang Oregon (Mỹ) đã phát hiện vi khuẩn Salmonella trong loại rau mầm cỏ linh lăng. Ít nhất 22 trường hợp nhiễm độc rau mầm cỏ linh lăng đã được ghi nhận, trong đó có một em bé bốn tháng tuổi. Liền sau đó, nhà chức trách đã cho thu hồi, tiêu huỷ loại rau mầm này.

Theo báo chí Mỹ, đây cũng là lần thứ 12 kể từ năm 1995, rau mầm trở thành nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở Mỹ. Thật ra không riêng gì rau mầm cỏ linh lăng, mà hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau bị nhiễm khuẩn cũng là đương nhiên.

Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch.

Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận trong mầm khoai tây có chứa độc chất solanine, mầm của các loại dưa dây có độc chất giống như trong sắn và măng (chứa glucozit sinh axit xyanhydric), mầm hạt đậu ván già có độc chất sapo glucozite và trypsin... Nếu ăn phải những độc chất này, có thể bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn tiêu chảy đau đầu tức ngực, thở gấp, chóng mặt… nặng hơn có thể nguy hiểm tính mạng.

Ăn rau mầm sao cho an toàn?

Rau mầm không khó để tự trồng, nếu có điều kiện thì các gia đình nên tự trồng để ăn trong nhà. Trường hợp phải mua thì nên chọn rau mầm của những nhà cung cấp uy tín, bảo đảm có sự giám sát của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và bày bán ở những nơi tin cậy được.

Trước khi sử dụng rau mầm nên rửa thật kỹ ba lần dưới vòi nước đang chảy, sau đó ngâm rau trong nước thêm 15 phút. Không nên mua các loại rau bóng mượt vì có thể là rau có thuốc kích thích tăng trưởng. Rau mua về nên sử dụng ngay trong vòng 24 giờ, cũng có thể bảo quản trong túi nilông hoặc hộp nhựa thoáng khí ở điều kiện 5oC, tối đa từ 4 – 5 ngày. Cảnh giác với những loại rau mầm để tủ lạnh đến 10 – 15 ngày vẫn không bị hư, vì có thể có chất bảo quản

Các hoá chất nếu có trong rau mầm có thể sẽ bị tiêu huỷ hoặc giảm đi nhiều nếu rau được nấu chín. Vì vậy nên hạn chế ăn sống rau mầm. Người già trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn rau mầm sống.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật