Top 4 loại rau ngon nhưng ăn vào dễ bị nhiễm giun sán

Các loại rau củ thủy sinh như: rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong... có nhiều chất dinh dưỡng nhưng chứa nhiều ấu trùng giun sán.

Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Rau cải xoong

Rau cải xong vốn là loại rau có hàm lượng vitamin canxi i-ốt cao với nhiều công dụng trong việc phòng và trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều ao hồ, đầm lầy dùng để trồng cải xoong bị ô nhiễm nên khi ăn phải những rau nhiễm độc này, giun sán ký sinh trùng hay chất độc có thể theo rau đi vào cơ thể.

Những loại trứng giun sán khi vào cơ thể người sẽ bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho người.

Rau muống

Rau muống là món ăn phổ biến, rất bổ dưỡng bởi nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ protein canxi sắt vitamin A Tuy nhiên, rau này được trồng ở ao hồ đầm lầy luôn có nguy cơ nhiễm một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski, loại sán này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.

Khi vào cơ thể người trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tínhtúi mật vỡ gan xơ gan suy gan

Rau cần

Rau cần luôn là thực phẩm yêu thích của nhiều gia đình Tất cả các bộ phận của cây rau từ rễ, thân và lá đều có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, rau cần cũng được trồng chủ yếu ở ao hồ, mương rãnh, nguy cơ bị các ký sinh trùng bám là rất cao.

Trong khi đó, rau cần được ăn chủ yếu là nhúng tái với lẩu hoặc trần tái để ăn bún, ăn canh. Đây là cách ăn cực hại cho sức khỏe thực tế đã nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo do ăn uống nhẹ thì mệt mỏi giảm sút sức khỏe thiếu máu đau bụng âm ỉ, kéo dài… giai đoạn nặng có thể bị phù toàn thân, phù mặt phù chân

Rau rút

Rau rút cũng là loại rau sống trên mặt của các ao hồ. Trong điều kiện ô nhiễm môi trường nặng nề như hiện nay, rau rút trồng trên những ao hồ này nguy cơ bị nhiễm sán rất cao. Ngoài những bệnh truyền nhiễm về đường tiêu hoá có thể gặp phải, rau rút còn là nơi trú ẩn lý tưởng cho ấu trùng sán lá ruột.

Rau rút trồng trên những ao hồ này nguy cơ bị nhiễm sán rất cao

Rau rút trồng trên những ao hồ này nguy cơ bị nhiễm sán rất cao

Khi chúng ta ăn phải rau rút chứa ấu trùng sán, chúng sẽ có cơ hội để thâm nhập vào một số cơ quan nội tạng và làm tổ trong ở đó. Khoảng thời gian từ khi ăn phải ấu trùng cho đến khi sán trưởng thành là 5-6 tuần. Khi con người bị nhiễm bệnh ngoài phổi ra, sán có thể kí sinh ở bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể người như tủy sống màng não, cơ ngực hoặc tim…

Cách phòng tránh giun sán trong ăn uống

Mặc dù biết 'bệnh từ miệng mà vào', nhưng không vì thế mà từ bỏ những món ăn ngon. Điều quan trọng là 'cách ăn':

- Khi ăn các loại rau sống ở dưới nước, bạn nên thực hiện ăn chín, uống sôi để đề phòng nhiễm giun sán, đảm bảo sức khỏe

- Nên tìm chọn mua rau những nơi uy tín, rau được trồng theo quy trình sạch, nguồn nước tưới được đảm bảo. Rau nghi ngờ trồng ở các đầm hồ nước bị ô nhiễm thì tuyệt đối không nên mua

- Rửa sạch rau cần dưới vòi nước mạnh vì rau cần trồng dưới nước nên dễ bị các ký sinh trùng bám vào. Nếu phải ăn sống, nên rửa nhiều lần và ngâm trong nước muối theo hướng dẫn của ngành y tế.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật