Đông y điều trị viêm đại tràng - hãy tham khảo, phòng khi cần
Nếu chức năng hấp thu phần nước này kém do đại tràng hư hàn sẽ làm xuất hiện sôi bụng đau bụng phân nát lỏng; ngược lại đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu phần nước quá mức, dẫn đến táo kết. Táo kết lâu ngày dẫn đến chứng nhiệt kết bàng lưu (phân tròn, rắn, có chất nhầy bao quanh).
Đại tràng có liên quan đến phế. Do đó bệnh ở phế có ảnh hưởng đến đại tràng, phế đoản hơi, đại tràng táo bón và ngược lại.
Viêm đại tràng có hai thể: cấp tính và mạn tính.
Thể cấp tính: Nguyên nhân chính là do vấn đề ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn ôi thiu, thức ăn khó tiêu do kiết lỵ do giun sán...
Biểu hiện: Đau bụng từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, tiêu lỏng dai dẳng, đôi khi có sốt.
Viêm đại tràng trái hoặc viêm đại tràng sigma: Mót đi ngoài nhiều lần (10-20 lần) trong 24 giờ, cảm giác căng đầy trực tràng phân lỏng có nhầy và có thể có máu.
Viêm đại tràng phải và manh tràng: Phân lỏng, mùi thối, số lần ít hơn (3-6 lần) trong 24 giờ.
Hiện tượng co thắt đại tràng: Ở vùng đại tràng bị viêm trong cơn đau bệnh nhân có cảm giác cứng bụng, sờ thấy đại tràng nổi lên thành đoạn, thành cục và tan dần đi ở dưới bàn tay Nếu viêm đại tràng vùng thấp trong cơ co thắt có thể đẩy phân ra hậu môn. Bệnh thường nhẹ, nếu được điều trị sớm và đúng hướng thì chỉ trong vòng 2-3 ngày là khỏi.
Thể mạn tính: Do viêm tiểu đại tràng cấp, điều trị không đến nơi đến chốn, bệnh dần chuyển thành mạn tính. Do lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amíp để lại tổn thương ở ruột. Do nhiễm trùng Coli, protéus (loại trực khuẩn này thường xuyên có trong ruột, gặp khi rối loạn tiêu hóa sức đề kháng giảm sút trở thành vi khuẩn gây bệnh). Nhiễm độc do urê huyết tăng, do thủy ngân Do lao ruột do ký sinh trùng giun, sán, do táo bón lâu ngày, do rối loạn thần kinh thực vật.
Biểu hiện: Miệng đắng, kém ăn, lưỡi to. Đại tiện thất thường, mót đi ngoài sau khi ăn (phản xạ dạ dày - đại tràng). Đau bụng, trướng hơi. Có thể đau toàn bộ đại tràng, có thể đau từng vùng. Phân táo, lỏng xen kẽ. Đại tràng co thắt gây đau quặn từng cơn. Viêm manh tràng ngang gây nặng bụng, trướng hơi. Viêm đại tràng sigma, sờ thấy đau, đại tiện nhiều lần. Viêm trực tràng cảm giác nóng rát hậu môn, mót đi ngoài luôn và đau.
Đối với viêm đại tràng mạn điều trị phải kiên trì, chú ý tới vệ sinh trong ăn uống không ăn thức ăn khó tiêu thức ăn ôi nguội. Tránh ăn thức ăn rán, gia vị, đồ hộp. Nên ăn thức ăn có nhiều vitamin
Táo bón: Ăn tăng rau tươi chuối khoai hầm, tiêu lỏng không nên ăn sữa vì sữa dễ lên men sinh hơi
Theo y học cổ truyền viêm đại tràng thuộc phạm trù "phúc thống" (đau bụng) hoặc "đại tràng ung" (viêm đại tràng). Viêm đại tràng là bệnh ở tỳ vị do nhiều nguyên nhân xảy ra.
Viêm đại tràng thường thể hiện ở 2 thể:
- Tỳ hư khí trệ.
- Táo kết co thắt
Thể tỳ hư khí trệ: Biểu hiện bụng đầy, nóng ruột, sôi bụng (âm hư sinh nội nhiệt), khí thượng nghịch, đi ngoài nhiều lần đau về đêm và gần sáng. Tinh thần lo lắng đau vùng hạ vị từng cơn, có lúc trung tiện được cảm giác dễ chịu, bụng sôi, óc ách rêu lưỡi trắng dày, mạch tế sác.
Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, phục thần 12g, táo nhân 12g, quế tiêm 6g, mộc hương 8g, trích thảo 6g, đương quy 10g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát. Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang.
Thể táo kết co thắt: Thường do suy nghĩ, đau buồn (thất tình), ngồi nhiều, ít hoạt động, suy dinh dưỡng Triệu chứng thường thấy đầy hơi ăn không tiêu đau từng cơn vùng hạ vị tùy theo khung đại tràng co thắt, người mệt mỏi ăn ngủ kém, lo lắng, đi ngoài táo kết hoặc phân đầu táo (khô), đuôi nhão, có lúc nhầy mũi. Dùng một trong 2 bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g lá mơ lông 16g hoàng kỳ 12g, chỉ xác 8g, sinh địa 16g rau má 16g đại hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g toan táo nhân 12g, viễn chí 6g, táo 3 quả. Sắc uống ngày một thang dùng 10 ngày liền.
Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g bạch truật 12g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g cam thảo 6g viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền.
- Đông y chữa bệnh viêm mũi (Chủ nhật, 08:30:05 20/12/2020)
- Hành tây ngâm mật ong - bài thuốc trị ho đơn giản mà hiệu... (Thứ sáu, 08:34:00 18/12/2020)
- Chân gà - thuốc quý chữa nhiều bệnh (Chủ nhật, 13:26:03 01/11/2020)
- Thuốc từ cây râm bụt (Thứ Ba, 11:36:04 22/09/2020)
- Ăn những thứ này giấc ngủ sâu lại tốt cho sức khỏe hơn... (Thứ năm, 11:10:09 23/07/2020)
- Loại cây ví như 'thần dược' có nó cả nhà không lo... (Thứ Hai, 11:34:06 20/07/2020)
- 3 'viên thuốc' bổ thận có sẵn trong vườn: Đông Tây y... (Chủ nhật, 08:04:03 19/07/2020)
- Chuyên gia Đông y mách mẹ trị ho có đờm cho trẻ bằng nước... (Thứ sáu, 10:26:09 17/07/2020)
- Loại quả có thể chữa bách bệnh, ở Việt Nam rất nhiều nhưng... (Thứ Hai, 10:19:01 13/07/2020)
- Công dụng chữa bệnh của quả vải không phải ai cũng biết (Chủ nhật, 04:57:03 12/07/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023