Húng chanh - Tinh vị, thành phân hóa học và tác dụng chữa bệnh

Húng chanh

Húng chanh là một loại rau thơm quen thuộc với nhiều loại món ăn không những vậy còn có tác dụng chữa bệnh rất hay.

– Tên gọi Việt Nam: Tần dày lá húng chanh Rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần, dương tử tô

– Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (đồng nghĩa: Coleus amboinicus)

– Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae)

Lá húng chanh không chỉ làm gia vị mà còn làm thuốc trị bệnh đường tiết niệu

Lá húng chanh không chỉ làm gia vị mà còn làm thuốc trị bệnh đường tiết niệu

Thành phần hoá học

Lá chứa ít tinh dầu trong tinh dầu có các hợp chất phenolic trong đó có salicylat thymol carvacrol, eugenol và chavicol; còn có một chất màu đỏ là colein.

Tính vị

Tính vị: Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc.

Tác dụng từ húng chanh

Có tác dụng lợi phế, trừ đờm giải cảm làm ra mồ hôi làm thông hơi, giải độc. Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột, chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được viêm phế quản ho hen ho ra máu ho có đờm viêm họng khản tiếng nôn ra máu chảy máu cam nghẹt mũi

– Nhân dân ta thường thái nhỏ lá Húng chanh để ướp thịt, cá, nó là loại gia vị đặc sắc. 

- Ở Malaixia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ nóng, lá tươi giã ra lấy nước cốt cho trẻ em bị sổ mũi uống. Dùng ngoài lấy lá giã ra đắp trị nẻ môi đau bụng đau đầu và dùng xoa lên người khi bị sốt.

– Ở Ấn Độ, lá Húng chanh dùng chữa bệnh về đường tiết niệu và rỉ nước âm đạo. Nước ép lá trộn với đường là một loại thuốc gây trung tiện mạnh, cũng dùng trị ho và chứng khó tiêu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật