Các loại thuốc chống say tàu xe thường dùng nhất hiện nay

Say tàu xe luôn gây rất nhiều phiền toái cho mọi người khi phải di chuyển xa nhiều người đã chọn giải pháp dùng thuốc chống say tàu xe để hạn chế các triệu chứng say xe Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống say tàu xe nhưng loại thuốc nào là tốt nhất và việc sử dụng sao cho hợp lí để đạt hiệu quả thì không phải ai cũng biết Dưới đây là một số loại thuốc chống say tàu xe thường được dùng nhất hiện nay và cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả.

Say tàu xe trong những chuyến đi luôn là điều phiền toái

Say tàu xe trong những chuyến đi luôn là điều phiền toái 

Các loại thuốc chống say tàu xe

Say xe (hay là buồn nôn và nôn do say xe) là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi xe, mà bản thân không thích nghi được. Nguyên nhân say tàu xe do bộ phận nhạy cảm tác dụng giữ thăng bằng trong tai bị kích thích quá mức, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ Mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai.

Dimenhydrinat

Dimenhydrinat là thuốc chống say xe thường được dùng hiện nay với khoảng 80 tên biệt dược khác nhau như: antivomit, bonaling, contramareo, dimenest, emedyl… Thuốc dạng viên nén 50mg dùng uống (còn có dạng thuốc đạn 25mg và 100mg), có tác dụng kháng histamin chống nôn và chóng mặt

Dimenhydrinat là loại thuốc chống say tàu xe được dùng nhiều nhất hiện nay

Dimenhydrinat là loại thuốc chống say tàu xe được dùng nhiều nhất hiện nay

Cách dùng: Với người lớn, 30 phút trước khi đi xe uống 1-2 viên (hoặc nạp thuốc đạn 100mg), sau đó có thể cứ 4 giờ uống 1 viên.

Aeron

Thuốc dạng viên nén chứa 0,1mg scopolamin camphorat và 0,4mg hyoscyamin camphorat. Cách dùng: Với người lớn uống 1-2 viên 1 giờ trước lúc khởi hành; tối đa 4 viên/24 giờ.

Scopoderm TTS

Đây là thuốc chống say tàu xe dạng dán vào da với bề mặt tiếp xúc 25cm. Kiêng rượu bia trong thời gian dùng thuốc và không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi.

Khác với các loại thuốc khác Scopoderm TTS là dạng thuốc dán

Khác với các loại thuốc khác Scopoderm TTS là dạng thuốc dán

Cách dùng: Dán 1 miếng phía sau tai ở chỗ da khô không có tóc từ 6 - 12 giờ trước khi khởi hành. Khi đến nơi gỡ bỏ miếng thuốc dán đi. Một miếng dán đủ để phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ. Nếu đi lâu hơn, sau 72 giờ bỏ miếng cũ đi và dán 1 miếng mới ở phía sau tai bên kia.

Cách chống say tàu khi hiệu quả khi kết hợp với các loại thuốc trên

- Ngủ thật tốt trước ngày khởi hành

- Ngồi ghế trước

- Vỏ quýt tốt cho người say xe

- Dấm ăn: Uống một ly nước ấm có pha dấm trước khi lên xe sẽ rất tốt

- Lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì

- Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ

- Tránh ăn no

- Dùng gừng tươi

Vài lát gừng có thể khiến bạn hết cảm giác đau đầu, buồn nôn

Vài lát gừng có thể khiến bạn hết cảm giác đau đầu, buồn nôn

- Tránh ngồi cạnh người cũng say xe

- Cố gắng không bị phụ thuộc vào cảm giác

- Khi xe chạy, chỉ nên nhìn ra phía xa trước mặt, không nhìn ra phía sau và không nhìn gần hai bên đường để tránh cảm giác các vật đang di động ngược chiều với hướng đi của mình

- Ấn huyệt nội quan

- Trò chuyện với mọi người xung quanh

- Trang bị túi dự phòng

- Ngủ một chút nếu có thể

- Bịt khẩu trang

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống say tàu xe

- Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc chống say tàu xe vì đã có trường hợp tai biến khi sử dụng thuốc chống say tàu, xe, nhất là với trẻ em và người có bệnh gan thận…

- Ngoài ra, người dùng còn có thể gặp tác dụng phụ khi dùng các loại thuốc này là buồn ngủ khô miệng nhìn mờ, táo bón…

- Khi sử dụng thuốc không được uống rượu thận trọng với người rối loạn chức năng gan thận rối loạn chuyển hóa người già người bị bệnh hen suyễn rối loạn đường hô hấp dưới, cường tuyến giáp tăng huyết áp tim mạch.

- Không nên dùng cho trẻ em phụ nữ mang thai đang cho con bú, người bị nghẽn đường dạ dày niệu. Nếu thai phụ bị say xe tốt nhất nên mang sẵn một ít gừng nướng. Chuẩn bị lên xe là ngậm gừng, gừng sẽ giúp chống say xe mà không gây độc cho bào thai.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật