Dùng kháng sinh tetracyclin như thế nào cho an toàn?

Tetracyclin là một kháng sinh rất quen thuộc dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Hiện nay do mức độ kháng thuốc nghiêm trọng của vi khuẩn và do đã có nhiều loại thuốc kháng khuẩn khác tốt hơn thay thế nên tetracyclin được sử dụng một cách hạn chế. Nhưng các bệnh nhiễm khuẩn do Chlamydia như: viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang, bệnh mắt hột, viêm niệu đạo không đặc hiệu...; Hay nhiễm khuẩn do Rickettsia, bệnh dịch hạch, dịch tả, trứng cá... người ta vẫn phải sử dụng tới tetracyclin.

Tác dụng phụ của thuốc tetracylin có thể gây biến màu răng vĩnh viễn.

Tác dụng phụ của thuốc tetracylin có thể gây biến màu răng vĩnh viễn.

Ngoài ra thuốc còn tham gia trong một số phác đồ điều trị vi khuẩn H.Pylori trong bệnh loét dạ dày tá tràng; phối hợp với thuốc chống sốt rét như quinin để điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum kháng thuốc. Tất nhiên là chỉ nên dùng tetracyclin khi đã chứng minh được vi khuẩn gây bệnh còn nhạy cảm với thuốc (nghĩa là thuốc chưa bị vi khuẩn kháng lại).

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của thuốc là có thể gây biến màu răng vĩnh viễn, làm giảm sản men răng ức chế sự phát triển xương do thuốc gắn vào xương trong quá trình tạo xương mới và ảnh hưởng tới quá trình hình thành xương và răng ở trẻ. Vì vậy, không được dùng thuốc cho phụ nữ mang thai cho con bú và trẻ dưới 8 tuổi.

Các tác dụng không mong muốn được ghi nhận xảy ra ở khoảng 7-20% số người dùng thuốc, phụ thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị. Thường gặp nhất là về tiêu hóa như buồn nôn nôn tiêu chảy Cũng giống như các kháng sinh khác, thuốc có thể gây phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm, kể cả nấm (tăng phát triển vi khuẩn kháng kháng sinh) và nguy cơ phát triển vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh Trường hợp xảy ra bội nhiễm cần ngừng thuốc và thay thế bằng một phác đồ khác thích hợp.

Một vài trường hợp dùng tetracyclin thấy có phản ứng nhạy cảm với ánh sáng biểu hiện bằng bỏng nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời Những người bệnh dùng  tetracyclin nếu phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay tia tử ngoại cần được  cảnh báo về nguy cơ này và cần ngừng thuốc ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của ban đỏ...

Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Tác dụng của thuốc sẽ giảm nếu uống thuốc cùng với sữa hoặc thức ăn. Vì vậy, nên uống thuốc vào lúc đói  (trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1-2 giờ) thuốc sẽ hấp thu tốt hơn. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật