Tại sao nhóm thuốc NSAID lại gây loét? Cách khắc phục

NSAID (các thuốc giảm đau chống viêm không steroid) như: aspirin, diclofenac, indomethacin, piroxicam... có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm. Đây cũng là các thuốc được sử dụng rộng rãi, mua dễ dàng mà không cần phải bác sĩ kê đơn nên thường hay bị lạm dụng. Trên thực tế, nhiều người đã bị loét dạ dày tá tràng do lạm dụng nhóm thuốc này...

Tại sao thuốc lại gây loét?

Trong cơ thể COX1 kích thích các enzym tạo thành chất trung gian hoá học chủ yếu là Prostaglandin (PG) sinh lý có tác dụng tăng giảm chất nhầy ở dạ dày để bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sức lọc cầu thận COX2 kích thích các enzym tạo thành Prostaglandin gây viêm gây đau gây sốt.

NSAID có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm.

NSAID có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm.

Do các NSAID ức chế COX1 làm giảm tạo thành chất nhầy của niêm mạc dạ dày tá tràng Khi chất nhầy bảo vệ bị suy giảm thì acid sẵn có trong dạ dày sẽ tấn công niêm mạc của dạ dàygây loét. Các NSAID đường uống, đường tiêm, đặt, bôi ngoài trên diện rộng, kéo dài... đều có thể gây loét dạ dày.

Nhưng thuốc uống gây loét nhiều hơn bởi ngoài tác dụng ức chế COX1, các NSAID đều có đặc tính chung là các dẫn chất acid có độ tan kém. Các dẫn chất này khi ở trong môi trường acid dạ dày lại rất khó tan, sẽ kết tụ thành từng đám trong dạ dày, tinh thể  acid trong dạ dày sẽ kích thích trực tiếp gây loét.

Nhiều người đã bị loét dạ dày tá tràng do lạm dụng nhóm thuốc NSAID.

Nhiều người đã bị loét dạ dày tá tràng do lạm dụng nhóm thuốc NSAID.

Vì thế nếu như dùng đường uống thuốc sẽ gây loét theo 2 cơ chế: kích ứng trực tiếp dạ dày và do giảm chất nhầy. Còn lại với các đường dùng khác thuốc chỉ gây loét theo cơ chế làm giảm chất nhầy mà thôi dùng thuốc theo đường uống, tác dụng gây loét sẽ tăng lên rất nhiều trong khi đường uống lại là đường dùng thường xuyên.

Khắc phục thế nào?

- Dạng bào chế: Để khắc phục tác dụng phụ gây loét đường tiêu hóa các nhà sản xuất đã bào chế ra dạng đặc biệt - viên bao tan trong ruột.

Ví dụ như aspirin pH8 Với dạng bào chế này, thuốc không tan trong dạ dày mà tan ở ruột. Vì vậy sẽ làm bớt loét, tuy nhiên thuốc vẫn gây loét theo cơ chế làm giảm chất nhầy. Uống aspirin pH8 tốt hơn aspirin thường. Do nó tan trong ruột nên thời gian lưu lại của thuốc trong dạ dày chỉ được phép 2 tiếng đồng hồ.

Uống aspirin pH8 tốt hơn aspirin thường.

Uống aspirin pH8 tốt hơn aspirin thường.

Quá thời gian trên thì vỏ bao của viên thuốc sẽ không bền trong môi trường acid nữa. Vì vậy, khi uống dạng viên này làm sao cho thuốc xuống ruột thật nhanh. Vì thế nên uống thuốc vào lúc đói hoặc xa bữa ăn, trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 2 giờ.

Ngoài ra, dạng viên sủi hay gói bọt hoà tan sẽ giúp thuốc được phân tán đều mà không tích tụ thành đám trong dạ dày giúp hạn chế cơ chế loét trực tiếp.

Một số NSAID được bào chế chọn lọc ức chế COX2 ít gây loét dạ dày hơn nhưng lại gây tai biến trên tim mạch. Nếu bệnh nhân có tiền sử về tim mạch thì khuyên không nên dùng (vì hạn chế được tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa thì lại bị phản ứng trên tim mạch sẽ tồi tệ hơn).

- Dùng thêm các thuốc chống loét: Nếu chỉ dùng 1 - 2 liều thì đối với những người nhạy cảm mới bị loét. Nhưng đối với những người bị bệnh mạn tính như bệnh khớp, phải dùng các thuốc này thường xuyên thì rất nhiều bệnh nhân gặp tác dụng phụ này. Do vậy, người ta thường hay dùng các thuốc dự phòng loét (nhất là đối với những người có nguy cơ cao: có tiền sử viêm loét hoặc phối hợp NSAID với corticoid ).

Các thuốc dự phòng loét thường dùng như: nhóm ức chế bơm proton, các thuốc bao niêm mạc (các antacid: maalox, kavet), prostasglandin tổng hợp...       

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật