Thuốc chống axit trong điều trị đau dạ dày sử dụng thế nào?

Các thuốc chống axit có tác dụng trung hòa axit dịch vị của dạ dày, giúp làm giảm cơn đau và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Chỉ dùng thuốc theo chỉ định cuả bác sĩ và cần lưu ý cách dùng cho hiệu quả.

Lưu ý chung

Do các thuốc này có thành phần là các muối nhôm và các muối magnesi (ma giê) thuốc có ưu điểm là tác dụng nhanh nên nhanh chóng làm dịu cơn đau hoặc các triệu chứng đầy bụng khó tiêu nhưng nhược điểm là thời gian tác dụng của thuốc lại ngắn (thường chỉ kéo dài khoảng 3 giờ), có nhiều tác dụng phụ và gây nên nhiều tương tác đối với các thuốc điều trị phối hợp.

Ví dụ: các hợp chất chứa nhôm thường gây táo bón còn loại chứa ma giê gây tiêu chảy (vì thế trong điều trị người ta thường dùng chế phẩm phối hợp cả hai loại này). Hợp chất chứa nhôm dùng kéo dài gây xốp xương (do làm giảm hàm lượng phosphat). Những hợp chất chứa nhôm, can xi, ma giê dễ tạo phức với một số thuốc điển hình là kháng sinh nhóm cyclin, quinolon, gây cản trở hấp thu kháng sinh....

Cần dùng thuốc chống axit trong điều trị đau dạ dày theo đúng chỉ định của bác sĩ

Cần dùng thuốc chống axit trong điều trị đau dạ dày theo đúng chỉ định của bác sĩ

Cách dùng, uống sau bữa ăn 1 - 2 giờ và trước lúc đi ngủ để thuốc trung hoà axit thừa. Để giảm triệu chứng đau vùng thượng vị, đầy bụng dùng lúc có triệu chứng. Nhai kỹ viên thuốc và nuốt với một ít nước (20 - 50ml), dạng gel uống không cần pha loãng.

Một số thuốc thường dùng

Alusi

Thuốc được dùng điều trị tức thời và lâu dài các triệu chứng đau viêm loét dạ dày tá tràng, có tác dụng trung hòa axit dịch vị chống đầy hơi, ợ chua giảm đau do co thắt trào ngược dạ dày thực quản Nhưng thuốc lại gây táo bón tiêu chảy buồn nôn mửa nôn mửa tắc ruột (khi dùng liều cao).

Thuốc được dùng điều trị triệu chứng những cơn đau do bệnh thực quản - dạ dày - tá tràng. Cần lưu ý, các muối nhôm có trong thành phần của thuốc gây táo bón nên có thể làm tăng thêm tình trạng táo bón thường thấy ở phụ nữ mang thai Không dùng maalox nói riêng và các thuốc kháng axit nói chung với một số thuốc khác được hấp thu bằng đường uống (để tránh tương tác thuốc).

Nên sử dụng các thuốc kháng axit cách xa các thuốc trên (trên 2 giờ và trên 4 giờ đối với kháng sinh fluoroquinolon).

Nhờ khả năng bao phủ đồng đều, thuốc tạo một màng bảo vệ và dễ liền sẹo trên niêm mạc thực quản và dạ dày Ngoài ra thuốc còn có tác dụng cầm máu tại chỗ, chống loét và sinh chất nhầy. Tất cả tính chất này đóng góp vào việc bảo vệ và hồi phục niêm mạc dạ dày Thuốc dùng trong các trường hợp điều trị triệu chứng loét dạ dày - tá tràng viêm dạ dày thoát vị hoành, hồi lưu dạ dày - thực quản, di chứng cắt dạ dày đau thượng vị ợ nóng…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật