Thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 và những lưu ý cần biết

Đái tháo đường là bệnh mạn tính, phức tạp… nên người bệnh phải dùng thuốc suốt đời để kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng.

Trong thực tế, với tâm lý chủ quan coi thường bệnh, người bệnh không tuân thủ dùng thuốc đã gây ra nhiều hệ lụy xấu.

Không thể xem thường biến chứng do ĐTĐ

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nếu không tuân thủ dùng thuốc, có thể làm cho bệnh từ nhẹ trở thành nặng hoặc không dung nạp thuốc. Khi đó, người bệnh sẽ phải chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm và sẽ khó thực hiện và phức tạp hơn uống thuốc.

Nguy hiểm hơn, do không kiểm soát được đường huyết khiến đường huyết tăng cao bất thường dẫn tới hôn mê. Hơn nữa, các biến chứng tổn thương trong ĐTĐ mang tính chất vi thể và nặng dần từng bước, nếu không tuân thủ dùng thuốc sẽ dẫn đến sự phá hủy cấu trúc cơ sở của sự sống, đó là các mạch máu.

Khi các mạch máu bị tổn thương thì các cơ quan sẽ suy yếu dần không thể hồi phục được. Người bệnh sẽ mắc phải các biến chứng rất nặng như đột quỵ mù lòa suy tim suy thận và khó khắc phục…

Người bệnh đái tháo đường phải dùng thuốc suốt đời để kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng.

Người bệnh đái tháo đường phải dùng thuốc suốt đời để kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng.

Các thuốc điều trị ĐTĐ bằng đường uống

Metformin (dimethylbiguanide): Metformin làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết, là thuốc được sử dụng rộng rãi ở tất cả các quốc gia và là thuốc điều trị chính của ĐTĐ typ 2.

Sulfonylurea: Kích thích tuỵ tiết insulin nhưng không được sử dụng để điều trị tăng glucose máu ở người bệnh đái tháo đường typ 1 nhiễm toan ceton, người bệnh có thai và một số tình trạng đặc biệt khác như nhiễm trùng phẫu thuật... Các loại sulfonylurea trên thị trường: Thế hệ 1 gồm tolbutamide, chlorpropamide. Thế hệ 2 gồm glibenclamid, gliclazid, diamicron, glipizid…

Thuốc ức chế enzym Alpha- glucosidase: Có tác dụng phá vỡ đường đôi (disaccharide) thành đường đơn (monosaccharide), vì thế có tác dụng làm chậm hấp thu monosaccharide, do vậy hạ thấp lượng glucose máu sau bữa ăn. Thuốc thuộc nhóm này điển hình là glucobay.

Thiazolidinedion (pioglitazon): thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hoá PPAR γ, vì vậy làm tăng thu nạp glucose từ máu thuốc làm tăng nhạy cảm của insulin ở cơ vân, mô mỡ đồng thời ngăn cản quá trình sản xuất glucose từ gan

Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều: Thuốc điều trị ĐTĐ thường duy trì tác dụng trong vòng 24 giờ. Vì vậy, người bệnh cần uống thuốc đều đặn hàng ngày và đúng giờ, đúng liều để làm tăng hiệu quả của thuốc, đồng thời giúp người bệnh có khả năng giảm được liều thuốc uống và tránh được các biến chứng của bệnh. Nếu sử dụng thuốc không theo giờ nhất định trong ngày có thể gây tăng, hạ đường huyết - là cơ hội cho các biến chứng xuất hiện.

Thông thường, các loại thuốc hạ đường huyết được khuyên dùng trước bữa ăn 30 phút với thuốc có tác dụng nhanh, tác dụng chậm nên sử dụng trước ăn 60 phút. Nếu uống quá xa bữa ăn dễ gây tụt đường huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng, nên cần đọc kỹ hướng dẫn với từng loại thuốc. Sử dụng thuốc không nhất quán giữa các mốc thời gian có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Khi dùng thuốc thấy đường huyết về bình thường, người bệnh không được ngưng thuốc đột ngột khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Điều này có thể gây tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột, thậm chí dẫn đến hôn mê hoặc tử vong

Đề phòng hạ đường huyết quá thấp: Các loại thuốc điều trị ĐTĐ có tác dụng giúp cơ thể chuyển hóa đường nhiều hơn, nhưng đôi khi có thể gây hạ đường huyết việc hạ quá thấp có thể dẫn đến hôn mê Vì vậy, không phối hợp 2 thuốc kiểm soát đường huyết cùng nhóm vì cùng cơ chế tác dụng, nhưng cũng có thể phối hợp thuốc có tác dụng nhanh với thuốc tác dụng chậm.

Cần kiểm tra đường huyết trong máu trước khi uống thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số này bắt đầu giảm xuống quá thấp. Biểu hiện của hạ đường huyết như sau: cảm giác đói cồn cào thèm ăn run tay chânmồ hôi da lạnh ẩm, nếu nặng sẽ lơ mơ rồi đi vào hôn mê. Đo sẽ thấy chỉ số đường huyết dưới 2,5mmol/l. Nguyên nhân do người bệnh ĐTĐ dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc ăn uống thất thường.

Kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn và luyện tập: Các loại thuốc điều trị ĐTĐ sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng phối hợp với chế độ ăn và tập thể dục Người bệnh cần được khuyến cáo điều tiết chế độ ăn, vì dinh dưỡng điều trị là một khâu trọng yếu trong quản lý bệnh ĐTĐ. Ðiều trị bằng thuốc chỉ được coi là hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc điều tiết chế độ ăn hợp lý.

Trong quá trình dùng thuốc điều trị ĐTĐ, nếu thấy có các tác dụng phụ như: Dị ứng thuốc biểu hiện bằng ban mẩn ngứa trên da, sưng nề mắt và mặt; rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng hoặc tiêu chảy…; tác dụng phụ trên gan thận; giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim… thì cần thông báo cho bác sĩ biết để có hướng xử trí.

Khi thuốc đang dùng không kiểm soát được đường huyết bác sĩ có thể sẽ phải điều chỉnh liều, thay thuốc khác hoặc phối hợp thuốc Điều này phải do bác sĩ chỉ định, người bệnh không được tự ý điều chỉnh liều thuốc điều trị ĐTĐ nếu không có hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý bỏ thuốc, không rút bớt liều điều trị. Người bệnh cần tự theo dõi đường huyết thường xuyên để thông báo cho bác sĩ mỗi khi đi khám bệnh hoặc khi có bất thường…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật