Có nên dùng thuốc statin trong hỗ trợ điều trị mỡ máu?

Statin là nhóm thuốc điều trị bệnh mỡ máu thông dụng nhất, nhưng cũng là nhóm thuốc gặp phải nhiều tranh cãi nhất giữa cán cân hiệu quả và an toàn. Nếu tìm từ khóa về statin trên mạng xã hội, người bệnh có thể sẽ tiếp nhận hàng loạt thông tin trái chiều nhau dẫn đến việc hoang mang và không biết có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không. Vì thế, để có được cái nhìn toàn diện, bệnh nhân nên hiểu rõ được bệnh của mình và thông tin về thuốc mà mình đang dùng.

Rối loạn lipid máu là gì ?

Rối loạn lipid máu (hay mỡ máu cao) là thuật ngữ mô tả tình trạng lipid trong máu (chất béo cholesterol và triglycerides) tăng cao do nguyên nhân di truyền hoặc tự phát. Bình thường, lipid tham gia vào nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, nhưng khi nồng độ trong máu cao chúng có thể gây ra nhiều biến chứng xấu. Các phân tử lipid khi vào mạch máu sẽ làm tắc nghẽn và gây xơ vữa động mạch rối loạn lipid máu cũng có thể dẫn đến đột quỵ nhồi máu cơ tim và các biến cố ngoại biên khác.

Tác dụng của statin với rối loạn lipid máu

Statin là một nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu bằng cách ức chế men HMG-CoA reductase - là một chất trung gian có liên quan đến quá trình tạo cholesterol Statin có lịch sử hình thành từ những năm 70, trải qua một thời gian dài nghiên cứu và phát triển, những thuốc statin thuộc thế hệ sau đã chứng tỏ được hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh mỡ máu cũng như tính an toàn của mình.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có thêm 2,6 triệu người tử vongcholesterol máu cao. Tại Mỹ, hằng năm có 73,5 triệu người được kê toa statin. Mặc dù các hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu hiện tại vẫn ưu tiên cho statin vào lựa chọn đầu tư, nhưng thông tin trái chiều ngoài luồng vẫn khiến nhiều người hoang mang về lựa chọn thuốc Lo lắng dấy lên từ những tác dụng phụ của thuốc như đau cơ tổn thương ganđái tháo đường mà quên đi hiệu quả của statin trong việc hạ LDL-C - một thông số vốn được xem là kim chỉ nam trong điều trị mỡ máu cũng như giảm các biến cố tim mạch. Một báo cáo tổng hợp dựa trên dữ liệu lâm sàng về hiệu quả cũng như an toàn của statin vừa được công bố năm 2015 cho thấy, statin vẫn là lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân có mỡ máu cao.

Nên câu hỏi đặt ra là: Nếu statin tốt như vậy, tại sao nhiều người lại e ngại khi sử dụng? Để có được câu trả lời thỏa đáng, những lưu ý sau có thể sẽ giúp người bệnh có được một quyết định sáng suốt.

So với nhiều loại thuốc khác, statin là nhóm thuốc có nhiều nghiên cứu nhiều hơn cả. Cơ sở dữ liệu lâm sàng của statin được xây dựng trên hơn 170.000 bệnh nhân và trải qua thời gian điều trị đủ dài để đảm bảo tính an toàn. Có những trường hợp, kể cả thuốc được sử dụng hơn một thập kỷ vẫn có thể bị loại bỏ khỏi thị trường nếu bác sĩ phát hiện tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến bệnh nhân của họ. Tuy nhiên, statin ra đời từ những năm 1970 và kê toa hàng loạt từ những năm 90 cho đến nay, vẫn được coi là lựa chọn đầu tay trong điều trị rối loạn lipid máu bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim Những tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi và đây không nên cho là lý do để thổi phồng tính an toàn của thuốc và gây lo ngại cho người bệnh.

Tác dụng phụ có đáng sợ?

Statin gây đau cơ: Đau cơ là tác dụng phụ phổ biến nhất của các thuốc statin. Có khoảng 10% người bệnh dùng statin sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc. Do đó, cứ 10 người dùng statin thì có 1 người sẽ bị đau cơ và 9 người còn lại không gặp phải tình trạng này. Khi người bệnh bị đau cơ do thuốc thì triệu chứng sẽ hết nếu giảm liều thuốc đang dùng hoặc chuyển sang một loại statin khác. Hoặc thỉnh thoảng, bác sĩ có thể cho ngừng điều trị statin. Khi ngừng điều trị hoặc chuyển sang một loại statin khác, cơn đau sẽ hết và cơ của bệnh nhân cũng sẽ không chịu bất kỳ tổn thương nào.

Những tổn thương trên cơ thật sự chỉ xảy ra với tần số 1/10.000. Do đó, nếu đang dùng statin và cảm thấy bị đau cơ, bệnh nhân nên tham vấn ý kiến bác sĩ. Có nhiều cách để người bệnh có thể có được một phương pháp điều trị tốt thay vì tự ý bỏ thuốc vì những lo lắng mang tính chủ quan.

Statin ảnh hưởng đến gan: Tác dụng phụ trên gan có thể nhận thấy bằng một số triệu chứng như: mệt mỏi chán ăn đau vùng thượng vị nước tiểu bị tối màu vàng da hoặc mắt... Cũng tương tự với đau cơ, những ảnh hưởng trên gan của statin không phải là không có, nhưng xảy ra với tần suất rất thấp. Nếu men gan của bệnh nhân tăng đáng kể (trên 5 lần giới hạn cho phép), bác sĩ sẽ chuyển sang một loại thuốc khác. Và hầu như sau đó, men gan bệnh nhân sẽ trở lại bình thường.

Có nên sử dụng statin hay không?

Không hút thuốc ăn uống điều độ và tập thể dục vẫn là 3 lời khuyên vàng để ngăn ngừa sự tiến triển khó lường của các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh, statin vẫn là thuốc để điều trị mỡ máu và giảm các nguy cơ tim mạch hiệu quả nhất theo các khuyến cáo của Mỹ và châu Âu hiện nay. Việc một thuốc có tác dụng phụ là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ nếu muốn ngưng thuốc. Người bệnh sẽ không gặp nguy hiểm đến tính mạng từ những cơn đau cơ bằng việc xảy ra đột quỵ hay nhồi máu cơ tim Và cuối cùng, trong bất kỳ trường hợp nào hãy luôn tham vấn ý kiến của bác sĩ thay vì lo lắng về những thông tin bạn đọc được trên internet hay từ bất kỳ nguồn nào khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật