Điểm tên những loại thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá

Nghiện hút thuốc lào, thuốc lá được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều loại bệnh lý nguy hiểm như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Mỗi ngày trên thế giới ước tính có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá. Việt Nam có tới 50% nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá, là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới. Trước thực tế này, việc tìm ra những phương pháp cai nghiện thuốc lá hữu hiệu đang là một nhu cầu rất cấp bách đối y học trong nước và thế giới.

Đã có hàng nghìn bài báo khoa học liên quan đến vấn đề điều trị cai nghiện thuốc lá được công bố, hai thông điệp nổi bật được đưa ra từ các bài báo này là:

- Dùng các thuốc đã được công nhận cho cai nghiện thuốc lá có thể giúp tăng ít nhất 2 lần khả năng cai thuốc lá thành công.

- Hiệu quả của các thuốc cai nghiện thuốc lá tăng lên đáng kể khi được phối hợp với các biện pháp tư vấn, giáo dục và can thiệp về hành vi.

Hiện nay có 5 loại thuốc được xếp là lựa chọn dòng thứ nhất trong điều trị cai nghiện thuốc lá, bao gồm 4 loại chế phẩm thay thế nicotin (kẹo cao su chứa nicotin, miếng dán nicotin ngoài da, nicotin xịt mũi và xịt họng) và bupropion phóng thích chậm. Các thuốc dòng thứ 2 như clonidin hoặc nortriptylin có thể được lựa chọn nếu các thuốc dòng thứ nhất thất bại. 

Điều trị thay thế nicotin

Nicotin là một chất kích thích thụ thể cholinergic hạch, hiệu quả của nó phụ thuộc liều. Nó có thể gây kích thích thần kinh trung ương và ngoại vi, cũng như biểu hiện trầm cảm Các tác dụng khác của nicotin bao gồm: kích thích hô hấp giãn cơ, giải phóng catecholamine từ tủy tuyến thượng thận co mạch ngoại vi, tăng huyết áp và nhịp tim

Ở liều thấp, nicotin kích thích vỏ não làm tăng sự thức tỉnh và khả năng nhận thức. Khi hút thuốc lá nicotin được hấp thu nhanh qua phổi và mỗi điếu thuốc lá thường chứa 10 - 25mg nicotin. Nicotin được chuyển hóa nhanh và mạnh ở gan thành khoảng 20 chất chuyển hóa ít hoạt tính, trong đó chất chính là cotinin.

Việc tiếp xúc với nicotin kéo dài do nghiện thuốc lá có thể gây phụ thuộc cả về tâm lý và sinh lý do đó việc ngưng hút đột ngột có thể gây ra hội chứng cai thuốc với các biểu hiện như lo lắng trầm cảm khó tập trung ngủ gà uể oải, kích thích, thiếu kiên nhẫn rối loạn tiêu hóa đau đầu thay đổi tính tình, tăng sự ngon miệng tăng cânmất ngủ Các triệu chứng này thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau ngừng hút thuốc và kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần hoặc lâu hơn. Mục đích của việc điều trị thay thế nicotin là giúp giảm hội chứng cai thuốc, để người bệnh chỉ tập trung vào việc thay đổi hành vi, nhờ đó tăng khả năng cai thuốc thành công.

Tác dụng của nicotin trong điều trị thay thế thường không nhanh và mạnh như hiệu quả của việc tiếp xúc với nicotin trong thuốc lá, do đó người bệnh có thể khó làm quen ngay. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ cai thuốc lá thành công của điều trị thay thế nicotin cao gấp 2 lần so với giả dược. Điều trị thay thế nicotin nên thận trọng ở những bệnh nhân có rối loạn nhịp tim bệnh mạch vành và những người mới có nhồi máu cơ tim Tuy nhiên, đáng lưu ý là nguy cơ của điều trị thay thế nicotin đối với hệ tim mạch là thấp hơn so với nguy cơ của việc tiếp tục hút thuốc lá.

Việc điều trị thay thế nicotin có nguy cơ gây hại cho sự phát triển của thai, nhưng nguy cơ này một lần nữa cũng được cho là thấp hơn so với việc tiếp tục hút thuốc lá. Do nguy cơ này nên đối với phụ nữ mang thai điều trị thay thế nicotin nên được chỉ định cho những người không thể cai thuốc thành công với các biện pháp không dùng thuốc và chỉ nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả, tốt nhất là dùng dạng xịt hoặc kẹo cao su. 

Bupropion phóng thích chậm

Thuốc này được Cục Quản lý dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép cho điều trị cai nghiện thuốc lá từ năm 1997. Cơ chế tác dụng của thuốc được cho là do khả năng ngăn chặn việc tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh dopamin và norepinephrin, nhờ đó giúp giảm sự thèm muốn nicotin và các triệu chứng cai thuốc. Bệnh nhân nên được bắt đầu điều trị bupropion 1 - 2 tuần trước khi ngừng hút thuốc.

Các tác dụng phụ liên quan đến thuốc bao gồm mất ngủ (30-40%) khô miệng (11%), run (3,4%) và nổi ban (2,4%), các biểu hiện này sẽ giảm dần khi tiếp tục dùng thuốc Thuốc chống chỉ định dùng ở những bệnh nhân có tiền sử bị co giật hoặc có các yếu tố nguy cơ cao bị co giật

Đối với phụ nữ mang thai mặc dù được cho là an toàn với thai nghén hơn so với nicotin, nhưng thuốc cũng chỉ nên dùng khi các phương pháp không dùng thuốc thất bại. Các nghiên cứu cho thấy, điều trị bupropion có tỷ lệ cai thuốc thành công cao gấp 2,1 lần so với giả dược. Ngoài ra, bupropion còn có thể dùng phối hợp với điều trị thay thế nicotin trong những trường hợp thất bại với đơn trị liệu.

Các tác nhân dòng thứ 2

Clonidine, một tác nhân hủy giao cảm trung tâm dùng trong điều trị tăng huyết áp có tỷ lệ giúp cai thuốc thành công cao gấp 2 lần giả dược. Với nortriptyline, một thuốc chống trầm cảm 3 vòng, tỷ lệ thành công là 3 lần cao hơn giả dược. Do có nhiều tác dụng phụ cùng với việc chưa được FDA công nhận nên các thuốc này hiện chỉ được xếp vào dòng thứ hai.

Varenicline

Đây là dẫn xuất mới nhất được FDA cấp phép trong điều trị cai nghiện thuốc lá (vào năm 2006). Tương tự như với bupropion, bệnh nhân nên bắt đầu dùng varenicline ít nhất 1 tuần trước khi ngưng hút thuốc dùng thuốc trong bữa ăn và uống cùng nhiều nước. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là gây buồn nôn (30%) mất ngủ đau đầu mức độ thường giảm dần khi tiếp tục dùng thuốc. Hiện chưa xác định được vị trí của thuốc là ở dòng thứ nhất hay dòng thứ 2. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật