Cách chăm sóc mắt sau khi đeo kính áp tròng ít ai chú ý

Liệu bạn đã biết cách chăm sóc đôi mắt của mình sau khi để 'cửa sổ tâm hồn' tiếp xúc với kính áp tròng chưa?

Tháo kính ra ngay sau khi sử dụng

Các tài liệu khoa học đã chỉ ra rằng: Hơn 80% oxy cung cấp cho mắt là nhờ vào quá trình trao đổi trực tiếp ở giác mạc Tuy nhiên, khi đeo kính áp tròng quá trình trao đổi này bị hạn chế, khiến mắt bị khô do thiếu oxy Nếu tình trạng này quá nghiêm trọng thì có thể dẫn tới loét giác mạc và có tỉ lệ mù lòa cao.

Sau một ngày học tập và làm việc căng thẳng đặc biệt là trước khi đi ngủ, bạn hãy tháo kính ra để mắt được tiếp thêm 'sinh khí' và thư giãn tuyệt đối.

Mặc dù hiện nay một số loại kính áp tròng cho phép bạn ngủ qua đêm đã được bày bán trên thị trường, nhưng theo nghiên cứu của Học viện Nhãn khoa Mỹ, người sử dụng kính áp tròng khi ngủ có nguy cơ loét giác mạc cao hơn từ 10 - 15% so với những người chỉ dùng trong ngày.

Sau ngày làm việc, học tập căng thẳng, hãy tháo kính áp tròng để mắt được thư giãn

Sau ngày làm việc, học tập căng thẳng, hãy tháo kính áp tròng để mắt được thư giãn

Dùng thuốc nhỏ mắt để tránh khô mắt

Đôi khi, sau một ngày mệt mỏi rã rời, bạn trở về nhà và ngủ quên ngay trên ghế sofa mà quên khuấy đi việc phải tháo kính ra khỏi mắt. Lúc tỉnh dậy, hãy nhớ rằng đừng lấy kính ra ngay lập tức.

Bạn biết tại sao không? Bởi vì khi mới ngủ dậy, mắt bạn chắc chắn sẽ bị khô, nếu cố tháo kính áp tròng ra khi đó, bạn có thể làm giác mạc bị trầy xước. Trước khi tháo kính ra, bạn hãy nhỏ một giọt dung dịch thuốc nhỏ mắt để mắt hoạt động bình thường.

Ngoài ra, đôi mắt sau khi đeo kính áp tròng cả ngày sẽ rất khô mỏi và nhạy cảm thuốc nhỏ mắt có thành phần nước mắt nhân tạo giúp cung cấp độ ẩm cho mắt, thực hiện 1 phần nhiệm vụ trao đổi oxy. Chính vì thế, hãy thường xuyên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng và thuốc kháng histamin (dành cho những khi bạn bị dị ứng) để giữ cho mình một đôi mắt khỏe đẹp.

Đeo kính gọng ở nhà

Nếu bạn đang sử dụng các loại kính áp tròng làm bằng chất liệu thông thường (không phải bằng Silicone Hydrogels) thì khoảng thời gian cho phép đeo kính là không quá 8 giờ. Sau thời gian đó, bạn nên tháo kính ra và thay vào đó bằng một cặp kính gọng để cho mắt được nghỉ ngơi.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng mắt đỏ, mắt mờ hoặc có cảm giác cộm xốn khó chịu sau khi sử dụng kính áp tròng thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Vào thời điểm mắt đang có những biểu hiện dị ứng như trên, tuyệt đối không được 'cố đấm ăn xôi', cố gắng đeo kính áp tròng trong khi mắt đang yếu sẽ khiến cho tình trạng của mắt càng trở nên tồi tệ. Hãy dùng kính gọng để bảo vệ đôi mắt của mình.

Khoảng thời gian cho phép đeo kính là không quá 8 giờ

Khoảng thời gian cho phép đeo kính là không quá 8 giờ

Đi khám bác sĩ định kì

Vì kính sát tròng tiếp xúc trực tiếp với mắt trong một khoảng thời gian dài nên sẽ không hiếm trường hợp mắt bị viêm nhiễm dị ứng do đeo kính. Càng chăm chỉ đến gặp bác sĩ để kiểm tra thì bạn càng dễ dàng phát hiện kịp thời và ngăn chặn những bệnh về mắt, tránh thương tổn nặng về sau.

Bạn cần tái khám định kỳ sau 1 tháng đối với lần đeo đầu tiên, và mỗi 6 tháng đối với những lần kế tiếp.

Ăn các thức ăn giàu vitamin A tốt cho mắt

Hẳn tất cả chúng ta đều biết các thực phẩm giàu vitamin A như thịt bò sữa cá, trái cây họ cam quýt, khoai lang… vô cùng tốt cho mắt. Trong số đó cà rốt là loại thực phẩm dẫn đầu danh sách này.

Cà rốt cung cấp vitamin A là vi chất giúp võng mạc khỏe mạnh hơn, ngoài ra còn cung cấp các chất chống oxy hóa bảo vệ mắt không tiếp xúc với ô nhiễm và tác hại của ánh nắng mặt trời

Một số loại rau củ khác cũng tốt cho mắt như cải xoăn cải bó xôilutein giúp mắt khỏe hơn, thậm chí giảm thoái hóa điểm vàng cho mắt.

Luôn đeo kính chắn bụi khi ra đường

Khói, bụi, các chất hóa học độc hại luôn tồn tại trong không khí với nồng độ cao. Nếu để cho mắt tiếp xúc lâu với lớp không khí bẩn này mà không có bất cứ thứ gì để che chắn, bảo vệ thì chẳng khác nào bạn đang 'tự giết' đôi mắt của mình.

Hãy chuẩn bị một cặp kính chắn bụi khi đi ra đường để hạn chế tác động của không khí ô nhiễm đến mắt, dù bạn có đang đeo kính áp tròng hay không.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật