Nguyên nhân 'đáng ghét' gây nên mùi hôi cơ thể mà bạn chưa biết

Mùi hôi cơ thể không phải là một căn bệnh, nhưng sức 'ảnh hưởng' của nó đến đời sống hàng ngày thật không thể lường trước được.

Vi khuẩn

Vi khuẩn và mồ hôi chính là hai yếu tố trên cơ thể gây nên mùi khó chịu. Bản thân mồ hôi hoàn toàn không có mùi, tuy nhiên, các loại vi khuẩn sống trên da đã phá vỡ cấu trúc của mồ hôi Sản phẩm phụ của sự tương tác này chính là các hợp chất axit có mùi nặng, khiến chúng ta hiểu nhầm là mùi cơ thể.

Hai loại axit thường thấy là Axit Propionic và Axit Isovaleric. Axit Propionic là kết quả của sự tương tác của vi khuẩn Propionic sống trong các ống dẫn tuyến bã nhờn ở người vị thành niên và người lớn, gây nên mùi tương tự mùi giấm. Ngược lại, Axit Isovaleric là kết quả của các tác động của vi khuẩn Staphylococcus epidermidis, tạo ra mùi nặng gần giống như pho-mát.

Thức ăn

Đồ ăn là nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi hôi, không chỉ trên cơ thể mà còn ở chân và trong hơi thở nữa. Một vài thành phần trong đồ ăn, dù là vô cùng thiết yếu cho việc tồn tại hàng ngày, nhưng nếu được tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng tới mùi cơ thể.

Có thể lấy một vài ví dụ về các loại đồ ăn cần tránh nếu không muốn mùi hôi thêm nặng như: các loại thịt đỏ hải sản, lòng đỏ trứng tỏi hành sữa chua đậu măng tây bắp cải và các loại gia vị như mù tạt rau mùi.

Sử dụng thuốc

Tác dụng phụ phổ biến của rất nhiều loại thuốc là gây đổ mồ hôi Đặc biệt thuốc chống rối loại thần kinh và chống trầm cảm là hai loại thuốc có khả năng nhất gây nên phản ứng phụ này. Không chỉ vậy, sử dụng quá nhiều aspirinacetaminophen (có trong các thuốc hạ sốtđau đầu) cũng có thể khiến lượng mồ hôi cơ thể tạo ra tăng lên nhiều, từ đó gây nên mùi hôi trên cơ thể.

Tác dụng phụ phổ biến của rất nhiều loại thuốc là gây đổ mồ hôi

Tác dụng phụ phổ biến của rất nhiều loại thuốc là gây đổ mồ hôi

Gen

Cơ chế sinh học và gen của mỗi người cũng đóng vai trò trong việc quyết định mùi cơ thể. Sự thật là người Đông Á thường có ít các tuyến mồ hôi gây mùi khó chịu trong cơ thể hơn, tạo ra ít mồ hôi hơn và đồng thời giảm bớt lượng 'rau mùi'.

Thêm vào đó, người Đông Á cũng thường có ráy tai khô, trong khi phần lớn con người có ráy tai ẩm. Đây là một biểu hiện đặc biệt của gen thường thấy ở các tộc người Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Và nếu bạn thắc mắc ráy tai có ảnh hưởng gì tới mùi cơ thể thì câu trả lời là ráy tai ẩm cũng có thể góp phần tạo nên mùi cơ thể đấy.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật