5 loại thuốc cần tránh nếu không muốn gặp rắc rối ngày "đèn đỏ"
Vì sao trẻ hay mắc giun kim và cách nào để phòng tránh?
Các chấn thương trẻ thường gặp khi được sinh ra nên đề phòng
Thuốc đặt âm đạo
Thuốc đặt âm đạo có tác dụng kháng viêm nấm Nhưng nếu đặt trong khi bạn đang có kinh thì thuốc không những không có hiệu quả mà còn làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nguyên nhân là trong kỳ kinh, màng nhầy tử cung xuất huyết miệng tử cung mở rộng, đặt thuốc âm đạo sẽ giống như tạo cột chống để mở cửa tử cung cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Do đó, chị em cần đợi khi sạch kinh mới đặt thuốc và liệu trình đặt thuốc phải chấm dứt trước kỳ kinh tiếp theo.
Thuốc chống đông máu
Đây là thuốc dùng để chống hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch động mạch tim dành cho người có huyết khối. Loại thuốc này có tác dụng khiến máu của bạn “loãng” hơn. Nếu sử dụng trong kỳ kinh, thuốc này sẽ làm tăng lượng máu kinh, gây mất nhiều máu mệt mỏi
Do đó, nếu cảm thấy máu kinh ra nhiều hơn bình thường, bạn hãy nói với bác sỹ điều trị để có thể tạm dừng hoặc giảm liều lượng.
Thuốc nhuận tràng
Các loại nhuận tràng tăng nhu động ruột dạ dày nhằm mục đích giảm táo bón Nhưng trong kỳ kinh, nhu động ruột dạ dày mạnh có thể làm tăng co bóp khiến máu kinh ra nhiều hơn. Vì vậy bạn nên hạn chế dùng thuốc nhuận tràng có tính tẩy mạnh trong kỳ kinh nguyệt
Thuốc có estrogen
Trong kỳ kinh, lượng hormone sinh dục thay đổi, nên việc uống thêm hormone này dễ gây ra rối loạn nội tiết Một số chị em dùng thuốc có hormone để điều hòa kinh nguyệt nhưng một số khác lại gặp phải tác dụng phụ khiến đau bụng dữ dội và ra nhiều máu hơn.
Vì vậy, nếu bạn dùng thuốc có hàm lượng estrogen lớn (thuốc kích thích tình dục thuốc tránh thai…) sẽ chỉ càng làm tăng cơn đau và rối loạn kinh. Thông thường các thuốc chỉ riêng estrogen chỉ nên dành cho phụ nữ ở tuổi mãn kinh cho những người thiếu estrogen. Nếu trong độ tuổi kinh nguyệt, bạn nên dùng thuốc có kết hợp giữa thuốc có estrogen và progesteron. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần có sự tư vấn của bác sỹ.
Thuốc cầm máu
Bạn có thể phải dùng thuốc cầm máu khi bị rong kinh kéo dài hoặc điều trị một số dạng xuất huyết (tiêu hóa chảy máu vết thương…). Nhưng nếu trong kỳ kinh nguyệt bạn dùng thuốc cầm máu có thể khiến cho lượng máu kinh ra không đều, tạo cục máu đông Vì vậy nếu đang phải dùng loại thuốc này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, có thể dùng giảm liều trong ngày “đèn đỏ”.
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:04 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:09 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:02 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:07 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:07 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:09 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:05 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:09 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:08 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:03 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023