Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục chị em dễ mắc phải

Chị em có nguy cơ bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cao hơn nam giới.

Cấu tạo cơ quan sinh dục ở dạng mở, các vi trùng vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào âm đạo nên chị em có nguy cơ bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cao hơn nam giới.

Lây bệnh từ chồng dù mới cưới 2 tháng

Cầm kết quả xét nghiệm trên tay, chị Hồng Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) không tin vào mắt mình. Kết quả được ghi rõ ràng trên phiếu xét nghiệm: dương tính với bệnh giang mai Cho dù cố thuyết phục mình rằng chồng chị là người đứng đắn, nghiêm túc, rất yêu vợ... nhưng chị cũng không thể phủ nhận một điều là nguyên nhân khiến chị mắc bệnh chỉ có từ anh.

Chị Hoa mới kết hôn được 2 tháng và chỉ có "quan hệ vợ chồng" với chồng chị. Trước khi cưới anh chị cũng không đi quá giới hạn. Thế nhưng chỉ sau 1 tháng kết hôn, chị thấy có nhiều biểu hiện lạ ở vùng kín Không chỉ thấy dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi mà chị còn thường xuyên cảm thấy bứt rứt, khó chịu đau âm ỉ bên trong âm đạo. Cứ ngỡ rằng nguyên nhân là do mới "quan hệ vợ chồng" nên chị tự chữa bằng cách vệ sinh thường xuyên hơn.

Cho tới khi ở gần "vùng kín" xuất hiện các nốt ban lan ngày càng rộng, ở bờ bị loét ra thì chị Hoa mới đi khám. Kết quả dương tính với bệnh giang mai khiến chị không còn tin tưởng chồng được nữa. Nhưng điều khiến chị Hoa hoang mang là sao mới 1 tháng mà chị đã bị lây bệnh từ chồng.

Chị Thanh Hà (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng có chung sự hoang mang như chị Hồng Hoa. Mới kết hôn được 2 tháng nhưng trong lần khám phụ khoa gần đây nhất, chị Thanh Hà được bác sĩ kết luận là bị bệnh lậu giai đoạn đầu và cần điều trị ngay nếu muốn sinh con

Theo lý giải của bác sĩ thì bệnh của chị Hà mới ở giai đoạn đầu, chưa có biểu hiện rõ ràng, cụ thể nên chị không hề biết mình đang bị bệnh. Và mặc dù mới kết hôn một tháng nhưng do cấu tạo sinh lý của người phụ nữ khác nam giới nên việc chị lây bệnh nhanh chóng từ chồng cũng là điều dễ hiểu.

Những bệnh tình dục chị em dễ mắc nhất

Giang mai, lậu là 2 trong số những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà bất kể phụ nữ hay nam giới có quan hệ tình dục đều có thể mắc phải bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs) là bệnh lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác do quan hệ tình dục không an toàn với người có bệnh.
Hiện có khoảng 20 bệnh lây truyền qua đường tình dục Các bệnh thường gặp là: lậu, giang mai, chlamydia, sùi mào gà hạ cam mềm viêm âm đạo mụn rộp sinh dục viêm gan siêu vi B (viêm gan B), HIV/AIDS... Trong số các bệnh lây qua đường tình dục nói trên, một số bệnh có thể điều trị được như: lậu, giang mai, chlamydia, sùi mào gà, hạ cam mềm viêm âm đạo Tuy nhiên, cũng có những bệnh không điều trị được hoặc không thể khỏi hẳn như: HIV/AIDS viêm gan siêu vi B mụn rộp sinh dục... Các bệnh này có thể ảnh hưởng và gây khó khăn cho việc sinh sản của chị em, trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra vô sinh
Người phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cao hơn nam giới. Đó là bởi vì cấu tạo cơ quan sinh dục của người phụ nữ ở dạng mở nên các vi trùng vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào trong khi có quan hệ tình dục Mặc dù có nguy cơ lây bệnh cao hơn nhưng các triệu chứng bệnh ở chị em lại không rõ ràng nên rất khó phát hiện

Những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục chị em có nguy cơ mắc cao nhất bao gồm: Giang mai, lậu, chlamydia, viêm gan B, HIV.

- Giang mai: Bệnh do do xoắn khuẩn (Treponema pallidum) gây nên. Biểu hiện ban đầu của bệnh là những nốt loét ở vùng kín, hậu môn, thậm chí có cả ở miệng, môi hoặc ngón tay... Sự tiến triển của bệnh được chia thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Sau khi xoắn khuẩn giang mai theo đường tình dục và một số con đường khác xâm nhập vào da và lớp niêm mạc nó sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng 3 tuần. Trước tiên nó sẽ xâm nhập vào bên trong và gây ra săng giang mai. Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu.
Các tổn hại ban đầu là các nốt ban lan dần ra ngày một rộng rồi hình thành vết loét có đường kính 1-2 cm, xung quanh nổi lên những hình tròn màu đỏ, bề mặt bị loét hoặc loét nhẹ hoặc không có triệu chứng loét.

Giai đoạn 2: Săng giang mai sau 6-8 tuần sẽ chuyển sang giai đoạn 2. Triệu chứng thông thường là sốt hạch bạch huyết sưng to, không đau kèm theo đau đầu đau cơ đau khớp chán ăn cơ thể suy nhược. Niêm mạc da xuất hiện nốt ban có hình cánh hoa hồng mụn mủ nổi ban ở vùng niêm mạc ở môi khoang miệng quy đầu, ngoài ra còn có các triệu chứng khác như rụng tóc rụng lông, nốt ban giảm màu hoặc chuyển sang thâm.

Trong giai đoạn này, nguy cơ lây bệnh rất cao. Bệnh có thể gây ra các biến chứng khác như gây ra viêm giác mạc viêm màng kết, viêm dây thần kinh thị giác viêm võng mạc viêm khớp Ngoài ra, bệnh còn gây ra các biến chứng về hệ thần kinh như viêm màng não u não

- Bệnh lậu: Bệnh lậu do lậu cầu khuẩn gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể lậu cầu khuẩn tấn công trực tiếp vào hệ thống tiết niệu của con người đặc biệt là niệu đạo Về triệu chứng lâm sàng lậu ở nam và nữ có khác nhau, do niệu đạo của nam giới dài gấp 5 lần, giai đoạn cấp tính lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ, còn ở nữ thì âm thầm dễ bỏ qua, vì thế là nguồn lây nhiễm rất đáng quan tâm.

Thời gian nung bệnh trung bình 3-5 ngày, nhưng có thể kéo dài 2-3 tuần, thời gian nung bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng và thời gian càng dài bệnh nhẹ hơn.

Đối với nữ giới, thời gian ủ bệnh thường khó xác định, các triệu chứng không rõ ràng như ở nam giới. Hầu hết chị em bị bệnh lậu có thể gặp các triệu chứng như: huyết trắng ra nhiều, đi tiểu buốt rát, khó chịu...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật