Giới thiệu một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh bổ dưỡng với cá mực

Theo Đông y, thịt mực vị ngọt mặn, tính bình; vào kinh can, thận, tỳ. Mai mực tên thuốc là ô tặc cốt, vị mặn, tính ôn, vào kinh can và thận. Thịt mực có công năng tư âm dưỡng huyết, kiện tỳ, lợi thủy, chỉ huyết, ôn kinh mạch. Dùng cho các trường hợp phù nề, phong thấp (thấp tý), trĩ lậu, bế kinh thống kinh, huyết trắng, động thai dọa sảy. Mai mực có tác dụng liễm huyết cầm máu, cố kinh chỉ đới, còn có tác dụng chế ngự chua, hút thấp. Vị thuốc này nghiền thành bột uống có tác dụng tốt hơn là dùng thuốc sắc; nhưng uống quá lâu, uống nhiều dễ bị táo bón nên dùng thêm thuốc nhuận tràng.

Mai mực được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Liễm huyết cầm máu:

- Ô tặc cốt 16g, xuyến thảo 8g, tông lư thán (bẹ móc sao tồn tính) 6g, ngũ bội 6g, long cốt 12g mẫu lệ 12g, địa du 12g bạch truật 12g hoàng kỳ 12g bạch thược 12g cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng khi đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu phụ nữ băng huyết chảy máu phổi dạ dày

- Ô tặc cốt, phấn hoa tùy liều lượng bằng nhau. Nghiền riêng từng vị, rây, trộn đều, thêm ít băng phiến, rắc lên vết thương, ấn hay buộc chặt. Trị chảy máu do chấn thương.

Cố kinh chỉ đới:

- Ô tặc cốt 63g, quán chúng (sao tồn tính) 30g tam thất 8g. Nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần 12g, chiêu với nước đun sôi Trị bạch đới

- Ô tặc cốt 16g, lộc giác sương 12g phục linh 12g, bạch truật 12g bạch chỉ 12g, bạch thược 12g, bạch vĩ 12g, mẫu lệ 12g, sơn dược 16g. Nghiền thành bột, làm hoàn. Mỗi lần 8g, ngày uống 8 - 12g, hoặc sắc uống. Trị xích bạch đới.

Giảm chua, giảm đau: Dùng khi loét dạ dày - tá tràng, nước chua dạ dày quá nhiều đau dạ dày

- Ô tặc cốt 8 phần diên hồ sách 1 phần, khô phàn 4 phần. Nghiền chung thành bột mịn, thêm 6 phần mật làm hoàn. Ngày 3 lần, mỗi lần 12g, uống sau bữa ăn.

- Bột ô bối: ô tặc cốt 85%, bối mẫu 15%, làm thành thuốc bột. Mỗi lần uống 4 g trước bữa ăn.

Một số món ăn - bài thuốc có mực: 

Cá mực hầm bí đao đậu đỏ: cá mực 2 - 3 con bí đao 500g đậu đỏ nhỏ hạt 100g, Cá mực ngâm mềm, rửa sạch, thái lát; bí đao gọt bỏ vỏ mỏng và ruột, cho gia vị nhưng không cho muối mắm, hầm chín nhừ, cho ăn liên tục đợt 3 - 5 ngày. Dùng cho các trường hợp viêm thận cấp phù nề cổ trướng xơ gan ứ tắc sữa

Cá mực hầm đào nhân: cá mực 2 con đào nhân 15g. Cá mực ngâm mềm, rửa sạch, thái lát, thêm gia vị nấu nhừ, ăn liên tục đợt 3 - 5 ngày. Dùng cho các trường hợp bế kinh, thống kinh.

Gà hầm cá mực: gà mái tơ 1 con, mực 2 con. Gà làm sạch, chặt miếng; mực ngâm mềm, rửa sạch, thái lát; thêm gia vị hầm nhừ. Dùng cho phụ nữ, cơ thể suy nhược khí hư huyết hư, sản phụ ít sữa tắc sữa.

Mực hầm đương quy: mực 2 - 3 con, quy đầu hoặc quy thân 30g. Mực ngâm mềm, rửa sạch, thái lát; quy rửa sạch, thái lát mỏng, nấu nhừ. Dùng cho phụ nữ huyết hư thiếu máu kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ít.

Canh xúp mực thịt heo: mực 2 con, thịt heo nạc 100g, tôm nõn 100g, củ mài 30g hạt sen bỏ tâm 30g, mực ngâm mềm làm sạch thái lát, thịt heo thái miếng, tôm nõn ngâm rửa, thêm gia vị và nước; nấu nhừ. Dùng cho các trường hợp mệt mỏi suy nhược mất ngủ ngủ mê.

Kiêng kỵ: Người âm hư nhiệt nhiều không được dùng ô tặc cốt.   

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật