Dưỡng huyết bổ can thận với món ăn thơm ngon bổ dưỡng từ cá mực

Cá mực là món ăn thuốc rất tốt, chữa được nhiều bệnh của phụ nữ như các chứng bệnh xích bạch, lậu hạ, kinh tụ, huyết bế, ẩm thực thũng thống, hàn nhiệt chưng hà...

Theo Đông y, cá mực vị mặn, tính bình, bổ âm dưỡng huyết thông kinh khứ ứ, bổ can thận, chữa di tinh xuất tinh sớm phụ nữ kinh nguyệt không đều, ít sữa Ngoài ra, cá mực còn có công hiệu giải độc gan phòng tiểu đường chống mệt mỏi chống suy lão.

Trong cá mực có nhiều protid lipid các axit amin các vitamin A, B1, B2, B12, D, E và các chất vi lượng như đồng, kẽm...

Cá mực được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:

Dưỡng âm bổ huyết: Dùng cho người tỳ vị hư nhược thiếu máu giảm sức miễn dịch phụ nữ huyết hư, bế kinh khí hư băng huyết. Cá mực 300g ớt xanh 100g, gừng, hành tỏi rượu vang, dấm, đường, xì dầu lượng vừa dùng (cá mực thái sợi) làm món xào.

Bổ huyết tăng sữa: Nấu canh mực khô với giò heo hoặc thịt heo cho sản phụ ăn cái uống nước

Chống ợ chua: Nấu canh mực ăn cái uống nước.

Chữa mờ mắt, chảy nước mắt sống: Khi dùng canh mực chữa bệnh thì dùng nước canh là chính vì mực khô cứng khó tiêu có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy tiêu hoá.

Đại bổ tỳ thận chữa suy nhược thần kinh và thể lực: Mực 3 con (khoảng 600g) hạt sen 10g, khoai mài 300g bạch quả nhân 10g, tôm to 100g, tương cà chua 30g hành tây 2 củ (50g), bơ 15g. Tôm nõn hoặc tôm khô ngâm mềm, thái mỏng. Mực bỏ râu, phủ tạng. Khoai mài thái lát mỏng. Hạt sen tươi nếu khô ngâm mềm bỏ tâm sen Tất cả trộn đều với ít muối rồi cho vào bụng mực, khâu lại, phết bơ mỏng ra ngoài, nướng chín, cắt khoanh dây 3cm xếp vào đĩa.

Kinh nguyệt lượng ít kéo dài: Mực 500g, gừng nướng 6g thái lát cho vào nồi nước nấu chín, thêm gia vị. Ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 3 - 5 ngày.

Kinh nguyệt nhiều do khí hư: Cá mực 300g, hoa tề thái tươi 30g, hành tiêu dầu muối (cọng hành trắng giã nhuyễn), ướp mực với hành muối tiêu. Cho nước nấu canh.

Hoạt huyết hoá ứ, lý khí, giảm đau: Tài liệu nói thích hợp tiểu đường kèm viêm tiền liệt tuyến Mực 1 con đào nhân 6g. Nấu canh để ăn.

Tư âm, bổ hư: Phụ nữ sinh con huyết hư máu kinh nhiều, mất máu nhiều nên ăn mực thì cực tốt (theo sách). Cá mực khô 1 con, đương quy 25g. Cho nước ninh nhừ. Chữa kinh ít, bế kinh.

Kinh ra trước kỳ, băng lậu: Cá mực khô 1 con sinh địa hoàng 30g. Cho nước vào ninh nhừ để ăn.

Thông sữa: Cá mực khô 1 con, chân giò lợn 1 cái. Ninh nhừ để ăn. Ăn liền 3 ngày.

Bổ thận tráng dương: 3 con cá mực tươi làm sạch (bỏ mai, bỏ ruột...). Hạt sen 30g (ngâm mỡ bỏ tâm) giã nát hoài sơn 300g, nấu chín, giã nhuyễn, tôm nõn 100g, chân giò hun khói 200g thái nhỏ. Tất cả (trừ mực) trộn đều với muối gia vị (vừa ăn) rồi nhồi vào khoang mực buộc lại. Xào 200g hành thái lát cho thơm, nêm gia vị chờ dùng.

Mực đã nhồi được rán, một lúc cho rượu xì dầu và lượng nước vừa phải. Cuối cùng cho hành đã xào và gia vị đảo đều là được, chia ra mấy lần ăn trong ngày.

Bổ khí huyết: Mực tươi 600g tỏi băm 100g, tiêu đen giã dập nát 1 thìa con, nước tương nhạt 1 thìa con, đường 1 thìa con. Rau mùi xào vàng tỏi rồi cho mực vào. Sau đó cho gia vị đun cho mực trắng ra. Rắc mùi, ăn nóng.

Chú ý:

- Nên ăn mực tươi không qua ướp đá.

- Do mực chứa nhiều cholesterol nên người có mỡ máu cao phải hạn chế.

- Khi chế biến thức ăn nên nướng, xào, không nên rán.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật