Nguyên nhân vết thương lâu lành mà không phải ai cũng chú ý

Có rất nhiều nguyên nhân khiến vết thương lâu lành trong đó phải kể đến nếu vết thương bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm tái phát thì rất khó lành. Quá trình hồi phục sau phẫu thuật hoặc chấn thương có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau đây:

Nguyên nhân vết thương lâu lành

1. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất tới quá trình lành vết thương. Nghiên cứu chỉ ra rằng gần 15% những người bị tiểu đường có nguy cơ bị loét chân mạn tính khó lành do quá trình lành vết thương diễn ra chậm.

2. Thuốc

Một số loại thuốc có thể cản trở sự hình thành cục máu đông phản ứng viêm của cơ thể và hoạt động tiểu cầu và điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình lành vết thương steroid hoặc glucocorticoid toàn thân được sử dụng để chống viêm được cho là gây ra tác dụng phụ này.

Nguyên nhân vết thương lâu lành là do thuốc

Nguyên nhân vết thương lâu lành là do thuốc

Đối với vấn đề này, thậm chí ibuprofen cũng được thấy là làm chậm quá trình lành vết thương. Các thuốc hóa trị cũng có thể làm chậm cơ chế này.

3. Béo phì

Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch huyết áp cao tiểu đường và nhiều bệnh khác mà còn có thể làm chậm quá trình lành da. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bệnh nhân béo phì được phẫu thuật giảm cân hay phẫu thuật khác có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng từ vết mổ.

4. Uống rượu

Uống rượu không chỉ làm chậm quá trình lành vết thương mà còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng Điều này là do tiếp xúc ethanol làm chậm cầm máu vết thương và uống quá nhiều rượu cũng ảnh hưởng tới sản sinh collagen và hồi phục mô.

5. Hút thuốc

Nghiên cứu chỉ ra rằng so với những người không hút thuốc những người hút thuốc phải nằm viện lâu hơn sau phẫu thuật do chậm lành vết mổ và tăng các biến chứng như nhiễm trùng, thậm chí là bục vết mổ, ngoài ra, hút thuốc cũng có thể làm giảm độ đàn hồi của mô da.

Những người hút thuốc phải nằm viện lâu hơn sau phẫu thuật do chậm lành vết mổ

Những người hút thuốc phải nằm viện lâu hơn sau phẫu thuật do chậm lành vết mổ

6. Dinh dưỡng kém

Cơ thể bạn cần carbohydrat, axít amin protein chất béo và vitamin C và E, magiê, đồng, kẽm, arginin và sắt để lành vết thương. Nếu nhu cầu dinh dưỡng của bạn không được đáp ứng thích hợp, nó sẽ làm chậm quá trình lành vết thương.

7. Stress

Nếu bạn đang bị căng thẳnglo âu bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi chấn thương hoặc vết thương. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa mức độ stress cao và chậm phục hồi sau chấn thương. Hãy thử những cách giúp bạn thư giãn tâm trí để phục hồi nhanh hơn.

8. Tuổi

Những người trên 60 tuổi có nguy cơ chậm liền vết thương cao hơn. Nghiên cứu cho thấy người cao tuổi chậm phục hồi hơn so với người trẻ hơn do phản ứng viêm bị biến đổi.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật